Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Mào gà, Bông mồng gà - Celosia cristata L. (C.argentea L. var. eristata Voss)

Theo Đông Y, hoa mào gà vị ngọt, tính mát, có công dụng thanh nhiệt trừ thấp, lương huyết, chỉ huyết, thường được dùng để chữa các chứng bệnh như trĩ, kinh nguyệt không đều, đới hạ (khí hư), mày đay

1.Cây Mào gà, Bông mồng gà - Celosia cristata L. (C.argentea L. var. eristata Voss) thuộc họ Rau dền - Amaranthaceae.

Hoa mào gà còn gọi là mồng gà, kê quan hoa, kê công hoa, kê cốt tử hoa,… được trồng chủ yếu vào mùa hè hoặc có thể trồng quanh năm

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược Liệu Mào Gà

Mô tả: Cây thảo sống dai, cao tới 60-90cm, có thân thẳng đứng và phân nhánh, nhẵn. Lá có phiến hình trái xoan hay trái xoan ngọn giáo, có khi hình ngọn giáo nhọn, nhẵn. Hoa đỏ, vàng và trắng, có cuống rất ngắn, thành bông hầu như không cuống hình trái xoan - tháp, thành khối dày, có khi thành ngù tua. Quả hình trái xoan, gần như hình cầu, chứa 1-9 hạt đen, bóng.

Hoa tháng 7-9, quả tháng 9-11.

Bộ phận dùng: Cụm hoa - Flos Celosiae Cristatae thường gọi là Kê quan hoa. Hạt, lá cũng được dùng.

Nơi sống và thu hái: Gốc ở Ðông Ấn , được nhập trồng làm cảnh ở khắp nơi. Trồng bằng hạt vào đầu mùa mưa. Thu hái cụm hoa và hạt vào mùa thu, khi hoa đang nở, đem phơi khô.

Thành phần hoá học: Cây chứa betanin, một chất có nitrogen chứa anthocyanin. Hạt chứa dầu béo.

Tính vị, tác dụng: Cụm hoa mào gà (kê quan hoa) có vị ngọt, tính mát, có tác dụng tiêu viêm, cầm máu. Hạt làm nhầy dịu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng hạt và hoa sắc uống để cầm máu trong các trường hợp lỵ ra máu, trĩ ra máu, thổ huyết, băng huyết, đái ra máu, rong kinh. Nước sắc hoa và hạt dùng rửa mắt đau. Hoa và lá còn dùng chữa sốt của trẻ em. Hạt nhai nuốt nước, lấy bã đắp trị rắn cắn. Kê quan hoa còn dùng trị lỵ, xích bạch đới và viêm đường tiết niệu.

Ở Ấn Ðộ hạt dùng đắp mụn nhọt mưng mủ, trị ho và lỵ.

Ngày dùng 10 -15g dạng Thu*c sắc.

Ðơn Thu*c:

1. Chảy máu cam, ho ra máu, nôn ra máu dạ dày. Mào gà, thiến thảo, Cỏ nhọ nồi (Cỏ mực) đều 15g, sắc uống.

2. Trĩ ra máu, tử cung xuất huyết: Bông mào gà phơi khô, tán bột, mỗi lần uống 5g với nước trà.

3. Viêm đường tiết niệu: Mào gà, biển súc, mỗi vị 15g, Thài lài 30g, sắc nước uống.

4. Lỵ bạch đới: Mào gà, Lát khét (rễ) mỗi vị 15g sắc nước.

3.Một số đơn Thu*c thường dùng: theo Bác sĩ Nguyễn Thị Nga

Kinh nguyệt không đều: Hoa mào gà đỏ và trắng, mỗi loại 9g sắc uống. Hoặc hoa mào gà trắng 15g, long nhãn hoa 12g, ích mẫu thảo 9g, thịt lợn nạc lượng vừa đủ, hầm ăn. Dùng 1 tuần.

Kinh nguyệt quá nhiều: Hoa mào gà lượng vừa đủ, sấy khô tán bột, uống mỗi lần 6g khi bụng đói với một chút rượu. Hoặc hoa mào gà trắng sấy khô tán bột, uống mỗi ngày 2 lần mỗi lần 6g với một chút rượu vang hoặc nước ấm. Dùng 1 tuần.

Bế kinh: Hoa mào gà tươi 24g hầm với 60g thịt lợn nạc, chia vài lần ăn trong ngày. Dùng 1 tuần.

Rong kinh: Hoa mào gà 20g, ngải cứu 20g sao cháy. Sắc uống ngày một thang. 10 ngày là một liệu trình.

Chữa khí hư bạch đới (khí hư màu trắng) dùng hoa mào gà trắng, xích đới (khí hư có màu đỏ) dùng hoa mào gà đỏ, sấy khô tán bột, mỗi ngày uống 9g vào sáng sớm khi bụng đói. 10 ngày là một liệu trình.

- Hỗ trợ điều trị viêm đường tiết niệu (đái buốt, đái rắt): Hoa mào gà 20g, bồ công anh 20g, mã đề 20g, râu ngô 15g, rau má 20g. Sắc uống ngày một thang. Dùng 5 - 7 ngày.

- Chữa mày đay: Hoa mào gà dùng cả cây sắc nước ngâm rửa, nếu nốt sẩn màu đỏ thì dùng hoa màu đỏ, nếu sắc trắng thì dùng hoa màu trắng. Goặc hoa mào gà (cả cây) và thương nhĩ thảo lượng vừa đủ, sắc lấy nước ngâm rửa hằng ngày đến khi khỏi.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-mao-ga-bong-mong-ga-celosia-cristata-l-cargentea-l-var-eristata-voss)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY