Mẹo vặt về sức khỏe hôm nay

Cây dược liệu cây Mơ - Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lam.)

Theo Đông Y Hạt có vị đắng, tính ôn, có ít độc; có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện. Quả có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phổi; Hạt dùng trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, huyết hư, khô tân dịch, đại tiện khó do bị táo nhiều ngày. Quả Mơ muối dùng chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa.

1.Cây Mơ - Prunus armeniaca L. (Armeniaca vulgaris Lam.), thuộc họ Hoa hồng - Rosaceae.

Hình ảnh quả Mơ

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Mơ

Mô tả: Cây nhỡ rụng lá cao 5-6m. Cành non màu nâu hồng; lá non thường cuộn lại. Lá hình trứng dài, đầu có mũi nhọn ngắn, gốc hình tim hay tròn, mép lá có răng cưa rất bé, mặt dưới lá nhẵn, có khi có lông ở nách gân. Hoa mọc đơn độc, có cuống ngắn, màu trắng; đài hình ống, 5 thùy; tràng 5, màu trắng. Nhị nhiều, xếp 2 vòng. Bầu tròn, 1 ô. Quả hạch hình cầu, phủ lông tơ, màu lục hoặc vàng, đỉnh quả có mũi nhọn, hạt nhẵn, hình thấu kính, màu nâu.

Hoa tháng 2-3, thường ra lá trước khi nở hoa, quả chín tháng 5-6.

Bộ phận dùng: Hạt - Semen Pruni Armeniacae, thường gọi là Khổ hạnh nhân. Ta thường dùng cả quả.

Nơi sống và thu hái: Cây trồng để lấy quả làm Ô mai, chế rượu và gỗ dùng làm đồ mỹ nghệ. Thu hái quả vào mùa hạ, dùng tươi hay muối phơi khô làm thành Ô mai, Bạch mai.

Thành phần hóa học: Quả chứa các acid hữu cơ: citric tartric, carotenoid, lycopin, a-carotein, các flavonoid quercetin, isoquercetin, các vitamin A, B1, 5. Hạt chứa 35-40% dầu béo, dầu ethereal amygdalin, và các men emulsin, amygdalase, prunase.

Tính vị, tác dụng: Hạt có vị đắng, tính ôn, có ít độc; có tác dụng giáng khí, chỉ khái, bình suyễn, nhuận trường, thông tiện. Quả có tác dụng kháng khuẩn, nhuận phổi; ở Ấn Độ, được xem như nhuận tràng và hạ sốt. Ô mai (vị chua) và Bạch mai (vị chua, mặn) tính mát; có tác dụng chỉ khát, sinh tân dịch.

Công dụng: Hạt dùng trị ho khó thở, tức ngực đờm nhiều, huyết hư, khô tân dịch, đại tiện khó do bị táo nhiều ngày. Ngày dùng 4,5-9g, dạng Thu*c sắc.

Quả thường dùng làm Thu*c thay vị Ô mai là quả của cây Mai - Prunus mume.

Quả Mơ muối dùng chữa ho khó thở, viêm họng, khản tiếng, lỵ, ỉa chảy kéo dài, giun đũa. Ngày dùng 4-8g, ngậm hoặc sắc uống.

Dầu hạt Mơ làm Thu*c bổ, nhuận tràng. Dùng ngoài làm Thu*c bôi tóc. Ngày dùng 5-15ml dạng Thu*c sữa.

3.Tham khảo thêm thông tin nguồn gốc Mơ

Mơ châu Âu, mơ tây, mơ hạnh hay hạnh (tên khoa học Prunus armeniaca L., do được trồng phổ biến ở Armenia cổ đại) là một loài thực vật thuộc chi Prunus. Tên gọi của loài thực vật này trong tiếng Anh là apricot, tiếng Pháp: abricotier, trong Hán văn là 杏 hoặc 杏子 (pinyin tiếng Trung: xìngzi, tiếng Nhật: アンズ anzu, Hán-Việt: hạnh tử). Từ apricot trong tiếng Anh và abricotier trong tiếng Pháp thường được dịch sang tiếng Việt là mơ. Tuy nhiên, mơ ở Việt Nam hay mơ ta là loài thực vật khác, có tên khoa học là Prunus mume Siebold & Zucc., tên thông dụng trong tiếng Anh là Japanese apricot, Chinese plum hoặc Ume. Hai loài P. mume (mơ ta) và P. armeniaca (mơ tây) có họ hàng gần với nhau, hình dáng quả và lá của chúng cũng rất giống nhau, tuy nhiên có thể phân biệt qua đặc điểm hoa, thành phần dinh dưỡng của quả, hạt, công dụng sử dụng trong ngành thực phẩm và y học và một số đặc điểm đặc trưng khác. Để tránh sự nhầm lẫn với mơ ta (Prunus mume) hoặc hạnh đào (Prunus dulcis), trong bài này sẽ sử dụng tên gọi " mơ châu Âu" làm tên gọi chính.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-mo-prunus-armeniaca-l-armeniaca-vulgaris-lam)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay, một số phương tiện thông tin đại chúng nêu vấn đề dược liệu nhập lậu, dược liệu “bẩn”, dược liệu không đủ chất lượng…
  • Nhờ thổ nhưỡng và khí hậu phù hợp, nước ta rất dồi dào về nguồn nguyên liệu dược phẩm. Tuy nhiên, thực tế là phần lớn nguồn dược liệu phục vụ bào chế, sản xuất Thu*c tân dược, Thu*c Đông y...
  • Trong kho tàng dược liệu phong phú của đất nước ta, những cây quả thuộc họ bí vừa là nguồn thực phẩm dồi dào đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày vừa cho những vị Thuốc thông dụng chữa được nhiều bệnh, góp phần chăm sóc sức khỏe cộng đồng.
  • Tử trùng giao, tên dân gian là cánh kiến đỏ, tên Thu*c trong y học cổ truyền là tử giao, xích giao, tử khoáng, tử thảo nhung, tử ngạnh, hoa một dược, là nhựa của tổ con rệp (bọ rùa) cánh kiến đỏ.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY