Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Rau má - Centella asiatica (L.) Urb

Theo Đông y, Rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu. Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.

1.Cây Rau má - Centella asiatica (L.) Urb thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

Cây rau má

Rau má hay tích tuyết thảo hoặc lôi công thảo (danh pháp hai phần: centella asiatica) là một loài cây một năm thân thảo trong phân họ mackinlayoideae của họ hoa tán (apiaceae), có nguồn gốc australia, các đảo thái bình dương, new guinea, melanesia, malesia và châu á. nó được sử dụng như một loại rau cũng như trong y học ayurveda và y học cổ truyền trung hoa. tên khoa học đồng nghĩa là hydrocotyle asiatica l., trisanthus cochinchinensis lour.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Rau má

Mô tả: Cây thảo mọc bò, phân nhánh nhiều trên mặt đất. Rễ mọc từ các mấu của thân. Lá có cuống dài, phiến hình thận hoặc gân tròn, mép khía tai bèo. Cụm hoa hình tán đơn mọc ở nách lá gồm 1-5 hoa nhỏ không cuống màu trắng hoặc phớt đỏ. Quả dẹt, có sống hơi rõ.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Centellae Asiaticae, thường có tên là Tích tuyết thảo.

Nơi sống và thu hái: Loài liên nhiệt đới, mọc hoang khắp nơi, chỗ ẩm mát. Thu hái cây quanh năm, thường dùng tươi.

Thành phần hoá học: Trong cây có alcaloid là hydrocotulin và các glycosid asiaticosid và centellosid, có tác dụng tới các mô liên kết, giúp cho các mô tái tạo nhanh chóng, do đó làm các vết thương mau lành và lên da non. Chất asiaticosid có tác dụng kháng khuẩn (Do làm tan màng sáp của vi khuẩn) và làm cho vết thương mau chóng lên da non.

tính vị, tác dụng: rau má có vị hơi đắng, ngọt, tính hơi mát, có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tán ứ chỉ thống, lương huyết sinh tân, lợi niệu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng trị cảm mạo phong nhiệt, thuỷ đậu sởi, sốt da vàng mặt, viêm họng, sưng amygdal, viêm khí quản, ho, viêm đường tiết niệu, đái dắt đái buốt, còn dùng trị thổ huyết, chảy máu cam, tả lỵ, khí hư, bạch đới, giải độc lá ngón và nhân ngôn. Dùng ngoài trị rắn cắn, mụn nhọt, lở ngứa và vết thương chảy máu.

Ở trung quốc, rau má được dùng trị cảm mạo phong nhiệt, viêm phần trên đường hô hấp, viêm gan, lỵ, cúm, ăn phải vật có độc, viêm màng phổi, rắn cắn, gai đâm vào thịt, trúng độc nấm dại, ngộ độc sắn, trúng độc Thu*c nông dược, ngộ độc thức ăn và đòn ngã tổn thương.

cách dùng: rau má dùng ăn sống hoặc ép lấy nước pha đường uống cho mát. có thể giã lấy nước uống hoặc sắc uống làm Thu*c giải nhiệt hoặc giải độc, lợi tiểu, cầm máu, trị kiết lỵ, táo bón. ngày dùng 30-40g tươi. dùng ngoài đắp chữa các vết thương do ngã gãy xương, bong gân và làm tan mụn nhọt. rau má (300g) và phèn chua (3g) giã nhỏ, hoà nước dừa, vắt lấy nước uống trị kinh nguyệt không đều, đau lưng, tức ngực, đau bụng máu, khô da, nhức đầu, nóng lạnh, bạch đới.

Người ta đã chế rau má thành những dạng pomat để chữa các vết thương phần mềm cho mau liền da, liền sẹo.

Ðơn Thu*c:

1. chảy máu chân răng, chảy máu cam và các chứng chảy máu: rau má 30g, cỏ nhọ nồi và trắc bá diệp mỗi vị 15g sao, sắc nước uống.

2. Khí hư bạch đới: Rau má phơi khô làm thành bột uống mỗi sáng dùng 2 thìa cà phê.

3. thống kinh, đau lưng, đau bụng, ăn kém uể oải: rau má 30g, ích mẫu 8g, hương nhu 12g, hậu phác 16g. ðổ 600ml nước, sắc còn 200ml chia 2 lần uống trong ngày.

4. viêm hạnh nhân: rau má tươi giã lấy nước cốt, hoà ít giấm nuốt từ từ. 5. ho, đái buốt, đái dắt: rau má tươi giã lấy nước cốt uống hoặc sắc uống.

6. Viêm tấy, mẩn ngứa: Rau má trộn dầu giấm ăn, hoặc giã nát vắt lấy nước, thêm đường uống.

7. Thu*c lợi sữa: Rau má ăn tươi hay luộc ăn cả cái và nước.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/news/cay-duoc-lieu-cay-rau-ma-centella-asiatica-l-urb)

Tin cùng nội dung

  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm Thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY