Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây dược liệu cây Rau má mỡ, Rau má họ, Rau má chuột - Hydrocotyle sibthorpioides Lam (H. rotumdifolia Roxb)

Theo Đông y, Rau má mỡ Vị ngọt và đắng, hơi cay, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ khái, lợi niệu, tán kết tiêu thũng. Thường được dùng trị: Viêm gan vàng da; Xơ gan cổ trướng sỏi mật, ỉa chảy; Bệnh đường tiết niệu, sỏi niệu; Cảm cúm, ho, ho gà; Viêm miệng, viêm hầu, sưng amygdal viêm kết mạc; Trẻ em cam tích.

1.Cây Rau má mỡ, Rau má họ, Rau má chuột - Hydrocotyle sibthorpioides Lam (H. rotumdifolia Roxb), thuộc họ Hoa tán - Apiaceae.

2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Rau má mỡ

Mô tả: Cây thảo nhỏ sống nhiều năm. Thân mọc bò, mang rễ ở các mấu. Lá hơi tròn, mép khía răng không đều. Cụm hoa hình tán mọc ở nách lá, mang 3-8 hoa nhỏ màu trắng. Lá và cụm hoa đều có cuống dài. Quả dẹt nhẵn hoặc có lông rất nhỏ.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Hydrocotyles, thường được gọi là Thiên hồ tuy.

Nơi sống và thu hái: Loài cỏ nhiệt đới mọc hoang ở những chỗ ẩm thấp ven đường đi, bờ ruộng ẩm. Có thể thu hái toàn cây quanh năm. Rửa sạch, dùng tươi hoặc phơi hay sấy khô.

Thành phần hoá học: Các loại phenol, acid amin, đầu dễ bốc hơi và cumarin.

Tính vị, tác dụng: Vị ngọt và đắng, hơi cay, tính bình; có tác dụng thanh nhiệt giải độc, chỉ khái, lợi niệu, tán kết tiêu thũng.

Công dụng, chỉ định và phối hợp:

Thường được dùng trị:

1. Viêm gan vàng da;

2. Xơ gan cổ trướng sỏi mật, ỉa chảy;

3. Bệnh đường tiết niệu, sỏi niệu;

4. Cảm cúm, ho, ho gà;

5. Viêm miệng, viêm hầu, sưng amygdal viêm kết mạc;

6. Trẻ em cam tích.

Ngày dùng 15-30g, dạng Thu*c sắc.

Dùng ngoài trị viêm kẽ mô quanh móng tay, eczema, bệnh zona, cụm nhọt và chảy máu cam.

Dùng cây tươi giã nát đắp hoặc lấy nước xoa.

Ở Ấn Ðộ, cây dùng trị thấp khớp, các rối loạn về hô hấp và tiêu hoá, giang mai, bệnh ngoài da, còn dùng trị giun và lợi tiểu. Dịch lá dùng gây nôn. Có nơi dùng lá làm Thu*c đắp mụn nhọt mau sưng mủ. Người ta cũng sử dụng tương tự như rau má.

Ðơn Thu*c:

1. Viêm gan vàng da: Rau má mỡ tươi sắc nước uống, cũng có thể dùng cây tươi nấu cá diếc ăn.

2. sỏi mật: rau má mỡ, liên tiền thảo. bòng bong. mã đề, dùng tươi, mỗi vị 30g, sắc uống chia làm 2-3 lần trong ngày.

3. Sỏi đường tiết niệu: Rau má mỡ. Thạch vi. Bán biên liên. Bòng bong mỗi vị 30g sắc nóng

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-duoc-lieu-cay-rau-ma-mo-rau-ma-ho-rau-ma-chuot-hydrocotyle-sibthorpioides-lam-h-rotumdifolia-roxb)

Tin cùng nội dung

  • SKĐS -Mùa hè với những đợt nắng nóng dài là nỗi lo sợ về sức khỏe của nhiều người. Nếu phòng chống không tốt, bạn sẽ rất dễ bị cảm nắng hay say nắng. Lương Y Nguyễn Mình sẽ giới thiệu tới bạn đọc một vài bài Thu*c sau để trị căn bệnh này.
  • Rượu Thuốc là dạng rượu để bồi bổ cơ thể hoặc để điều trị bệnh. Nhưng nếu dùng loại rượu này không đúng sẽ gây ra biến chứng khôn lường.
  • Ngày 28/8, trao đổi với phóng viên báo Sức khỏeĐời sống liên quan đến thực phẩm chức năng An cung ngưu hoàng hoàn (Angunguhwanghwan) do Triều Tiên sản xuất,
  • Cây đinh lăng là loại dược liệu, không chỉ được dân gian ví như: nhân sâm của người nghèo, mà ở huyện Hải Hậu và Nghĩa Hưng - Tỉnh Nam Định, loại cây này đang được xem là nhân tố, thúc đẩy nền kinh tế xanh của địa phương, khi trở thành nguồn nguyên liệu cho các công ty Dược phẩm.
  • Rau má mọc hoang khắp nơi, nay được nhiều nước trồng để làm Thuốc. Rau má có tên khoa học là Centella asiatica (L) Urb, tránh nhầm với nhiều loại khác cũng có tên rau má, có loại độc. Người ta ngày càng phát hiện thêm nhiều công dụng quý giá của rau má.
  • Để kế thừa, bảo tồn và phát triển nền y dược cổ truyền, chúng ta cần có nguồn dược liệu đảm bảo về chất lượng và đa dạng về chủng loại.
  • Chưa có bằng chứng lâm sàng hay khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể chữa khỏi bệnh nan y như ung thư, đái tháo đường...
  • Hiện nay, nguồn tài nguyên dược liệu của nước ta suy giảm nghiêm trọng, có nhiều loại đang đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.
  • Khi ăn ở dạng tươi như một loại rau, rau má giúp duy trì sự trẻ trung.
  • Rau má là loại rau thông dụng, thường dùng để chế biến nhiều cách khác nhau để làm món ăn mát bổ; ép nước hoặc chế biến thành trà giải khát có tác dụng thanh nhiệt lương huyết, giải độc dùng rất tốt trong mùa hè.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY