Theo Đông Y, Rau má núi Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, bài nung. Lá được dùng chữa ban, sởi, đái vàng. Ở Quảng Ðông (Trung Quốc) cây dùng trị đau dạ dày, viêm thận và rắn độc cắn.
1.Cây Rau má núi - Geophila herbacea (L) Kuntze (G reinformis Don). thuộc họ Cà phê - Rubiaceae
Hình ảnh Hoa cây rau má núi2.Thông tin mô tả chi tiết Dược liệu Rau má núi
Mô tả: Cây thảo mảnh mọc bò, sống dai. Lá mọc đối, phiến lá hình bầu dục rộng, dạng tim ở gốc, màu nâu lục ở mặt trên, màu nhạt ở mặt dưới, mềm, gân chân vịt, lá kèm hình bán nguyệt cao 1-7mm. Hoa 1-3 chiếc, trên cuống mảnh, lá bắc hình dải, lá đài 4-7 cao 4-6mm, tràng màu trắng có ống hẹp, 4-7 tai thon nhọn, nhị 4-7, bầu 2-5. Quả hạch đỏ, gần hình cầu, chứa 2 hạch, mỗi hạch một hạt.
Hoa tháng 5-9, quả tháng 8 đến tháng 1 năm sau.
Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Geophilae Herbaceae.
Nơi sống và thu hái: Loài cây của Tây Nam và Nam Trung Quốc, Ấn Ðộ, Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc rải rác trong các bãi hoang, ven đồi miền trung du, trong rừng thường xanh nhiều nơi từ Lạng Sơn, Quảng Ninh, Hà Giang, Hoà Bình, Ninh Bình tới Bà Rịa- Vũng Tàu (Côn Ðảo). Có thể thu hái toàn cây quanh năm, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô.
Tính vị, tác dụng: Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, tiêu thũng, bài nung.
Công dụng, chỉ định và phối hợp: Lá được dùng chữa ban, sởi, đái vàng. Liều dùng 10-20g sắc uống.
Ở Ấn Ðộ người ta cũng dùng nó tương tự với cây Ipecnanha, cho Ipeca.
Ở Quảng Ðông (Trung Quốc) cây dùng trị đau dạ dày, viêm thận và rắn độc cắn.
3.Hình ảnh cây và quả rau má núi