Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Tía tô dại, Hoắc hương dại, É lớn tròng - Hyptis suaveolens (L.) Poit

Dược liệu Vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng lưu phong tán ứ, giải độc định thống. Thường dùng chữa cảm sốt, đau đầu, đau dạ dày, ruột chướng khí, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. Còn dùng trị lỵ ra máu, ra mủ, sưng vú. Dùng ngoài để cầm máu vết thương, chấn thương, bệnh viêm da, eczema, rắn cắn.

1.Hình ảnh cây Tía tô dại

Tía tô dại, Hoắc hương dại, É lớn tròng - Hyptis suaveolens

Tía tô giới, tía tô dại, hoắc hương núi hay é lớn tròng (Tên khoa học: Hyptis suaveolens, đồng nghĩa: Ballota suaveolens L.; Bysteropogon suaveolens (L.) Blume; Mesosphaerum suaveolens (L.) Kuntze; Schauera suaveolens (L.) Hasskarl.) là một loại cây thuộc họ Hoa môi (Lamiaceae hay Labiatae). Đây là cây thân thảo cao khoảng 1m, lá mọc đối, có lông, có mùi thơm. HToa màu tím, nhỏ, 4 tiểu nhị, chỉ có lông.

2.Tía tô dại, Hoắc hương dại, É lớn tròng - Hyptis suaveolens (L.) Poit., thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo cao 0,5-2m, có lông nhiều. Lá có cuống dài, phiến lá hình trứng, mép có răng cưa, có lông ở cả hai mặt. Cụm hoa xim ở nách lá, có cuống ngắn hơn lá. Hoa màu xanh hơi tím. Đài hoa có lông, 10 cạnh, 5 răng như kim. Tràng có 2 môi. Quả bế tư, hơi dẹt.

Bộ phận dùng: Thân, lá - Caulis et Folium Hyptidis Suaveolentis.

Nơi sống và thu hái: Cây của Mỹ châu nhiệt đới, được truyền vào nước ta, mọc ở các bãi đất hoang, ven đường đi, nơi khô ráo. Có thể thu hái toàn cây tươi, cắt bỏ rễ, hoặc dùng rễ để riêng, chặt nhỏ, phơi khô hay sấy khô, có khi chỉ dùng lá phơi khô.

Thành phần hóa học: Trong cây tươi có 1-1,5% tinh dầu, trong đó có sabinen, limonen, azulen sesquiterpen và alcol sesquiterpen. Trong lá tươi có tinh dầu mà thành phần chính là camphen, g-terpinen,b-pinen, limonen, fenchen; còn có 5 terpen, 10 sesquiterpen và 5 diterpen chưa xác định.

Tính vị, tác dụng: Vị cay, đắng, tính ấm; có tác dụng lưu phong tán ứ, giải độc định thống.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Thường dùng chữa cảm sốt, đau đầu, đau dạ dày, ruột chướng khí, đau bụng, nôn mửa, ỉa chảy. Còn dùng trị lỵ ra máu, ra mủ, sưng vú. Dùng ngoài để cầm máu vết thương, chấn thương, bệnh viêm da, eczema, rắn cắn.

Ở Trung Quốc, thân lá cây được dùng trị cảm mạo, phong thấp, thấp chẩn, đòn ngã gẫy vết thương.

Cách dùng: Ngày dùng 8-12g phần cây trên mặt đất, dưới dạng Thu*c sắc hay hãm uống, dùng riêng hay phối hợp với Hương nhu, Kinh giới. Nước sắc của cây dùng rửa trị phát ban, viêm da, eczema. Dùng tươi giã đắp trị rắn cắn, rết cắn, đắp nơi viêm tấy sưng đỏ, lở loét. Để cầm máu vết thương, dùng lá Tía tô dại (1 phần), lá cây Ngoi hay La (2 phần) giã nát và đắp rồi dùng gạc băng lại. Rễ sắc uống giúp ăn ngon, làm Thu*c điều kinh và kích thích làm toát mồ hôi, và thường dùng làm Thu*c kích thích sự điều tiết sữa.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tia-to-dai-hoac-huong-dai-e-lon-trong-hyptis-suaveolens-l-poit)

Tin cùng nội dung

  • Lấy một nắm lá tía tô tươi, 2 củ hành và 3 lát gừng, tất cả thái nhỏ cho vào bát, đập một quả trứng gà rồi múc cháo hoa vào trộn đều ăn nóng, bệnh cảm sẽ hết.
  • Hoắc hương, tên khoa học là Poyostemon cablin (Bl) Benth. Bộ phận dùng làm Thu*c của hoắc hương là cả cây...
  • Theo y học cổ truyền, hoắc hương có vị cay, mùi thơm hắc, tính hơi ấm, có tác dụng làm mạnh dạ dày - ruột, giúp sự tiêu hóa, hành khí, giảm đau.
  • Viêm da thần kinh y học cổ truyền gọi là ngưu bì tiễn, can tiễn. Nguyên nhân là do phong nhiệt làm ảnh hưởng đến da, sau đó gây huyết táo làm da không được nuôi dưỡng.
  • Theo y học cổ truyền cây sông chua có vị đắng, chua, tính bình; vào các kinh can, thận. Có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hoạt huyết tiêu thũng, tức phong chỉ khái (trừ phong, chống ho).
  • Lá tía tô dùng làm gia vị và vị Thuốc hay dùng trừ cảm mạo. Hạt làm trà uống, cành làm Thuốc an thai.
  • Viêm da dị ứng là bệnh viêm da mạn tính khó chẩn đoán và khó điều trị. Biểu hiện là dị ứng ở da do sự đáp ứng quá mức đối với các kháng nguyên trong môi trường.
  • Theo y học cổ truyền, củ khúc khắc có vị ngọt, nhạt, tính bình, có tác dụng khử phong thấp, lợi gân cốt, thanh nhiệt, chữa tê thấp, đau mỏi, viêm da, tiêu hóa kém,…Củ khúc khắc còn có tên gọi là củ kim cang, thổ phục linh, dây khum, cậm cù,… Là một loại cây sống lâu năm, thuộc họ hành tỏi, dài 4 - 5m, có nhiều cành nhỏ, không có gai, thường có tua cuốn dài. Lá hình xoan thuôn. Hoa mọc thành tán. Quả mọng hình cầu, có 3 hạt.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Các chuyên gia về vệ sinh cảnh báo mặc đồ ngủ quá 1 tuần không giặt có thể dẫn đến viêm da, viêm bọng đái và thậm chí bị nhiễm vi khuẩn MRSA (tụ cầu vàng kháng Methicillin).
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY