Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cây Tía tô rừng, Phong diệu yếu - Orthosiphon marmoritis (Hance) Dunn

Dược liệu Tía tô rừng Dân gian dùng toàn cây nấu nước xông chữa đau mắt (Viện Dược liệu). Ở Quảng Tây (Trung Quốc), cây được dùng trị lở loét miệng và rắn cắn.

1.Hình ảnh cây Tía tô rừng

Tên Khoa học: Orthosiphon marmoritis (hance) Dunn

Tên tiếng Anh:

Tên tiếng Việt: Râu mèo có vằn; Phong diệu yến; Tía tô rừng

Tên khác: Plectranthus marmoritis Hance; Orthosiphon sinensisi Hemsl.;

2.Tía tô rừng, Phong diệu yếu - Orthosiphon marmoritis (Hance) Dunn, thuộc họ Hoa môi - Lamiaceae.

Mô tả: Cây thảo lưu niên cao 0,5-0,6m; thân vuông. Lá có phiến xoan rộng, mép có răng to, có lông ở mặt dưới, cuống 2-2,5cm. Chùm hoa ở ngọn; mỗi vòng có 6 hoa; đài hoa màu tím nhạt, môi trên to; tràng tím, ống và thùy có lông mịn môi trên to, 3 thùy; nhị thò dài. Quả bế xoan, vàng sậm.

Bộ phận dùng: Toàn cây - Herba Orthosiphonis Marmoritis.

Nơi sống và thu hái: Loài của Á châu nhiệt đới và Ôxtrâylia. Cây mọc hoang ở vùng Tương Dương (Nghệ An). Cũng được trồng làm cảnh.

Công dụng, chỉ định và phối hợp: Dân gian dùng toàn cây nấu nước xông chữa đau mắt (Viện Dược liệu).

Ở Quảng Tây (Trung Quốc), cây được dùng trị lở loét miệng và rắn cắn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Y dược học (https://www.ydhvn.com/lists/cay-tia-to-rung-phong-dieu-yeu-orthosiphon-marmoritis-hance-dunn)

Tin cùng nội dung

  • Gần đây, việc rắn độc bất ngờ chui vào nhà, thậm chí gây Tu vong cho người xảy ra thường xuyên khiến người dân ở nhiều địa phương lo sợ.
  • Sơ cứu, cấp cứu đúng cách khi bị rắn cắn trước khi đến bệnh viện làm cho nọc độc của rắn từ vết cắn xâm nhập vào trong cơ thể chậm hơn và ít hơn.
  • Kiểu truyền miệng là cho chích điện vào chỗ bị rắn cắn hoặc buộc garo sẽ nguy cấp đến tính mạng của nạn nhân hoặc hoại tử cơ thể. Vậy sơ cứu khi bị rắn cắn thế nào cho đúng.
  • Theo thống kê tại BV, trong số những nạn nhân bị rắn cắn có đến 2/3 là do rắn độc. Trong đó, rắn lục chiếm 46%, rắn hổ đất khoảng 23%, rắn chàm quạp chiếm 20%.
  • Tôi đọc báo thấy các bác sĩ khuyên không nên băng garo sau khi bị rắn cắn, trong khi một số thông tin khác lại bảo buộc garo. Vậy phải xử trí thế nào cho đúng?
  • Sai lầm trong sơ cứu rắn cắn có thể khiến nọc đọc mau đến tim và nạn nhân bị sốc tâm lý.
  • Khi nạn nhân bị rắn cắn, cần làm mọi biện pháp để ổn định tình trạng bệnh nhân, tránh làm nạn nhân hoảng loạn.
  • (Mangyte) - Nguyên tắc đầu tiên khi bị rắn cắn là phải ngồi yên, không cử động chỗ bị cắn vì nó sẽ làm chất độc lan nhanh trong cơ thể.
  • Hầu hết các loài rắn Bắc Mỹ không độc hại, trừ một số trường hợp ngoại lệ như rắn chuông, rắn san hô và rắn hổ mang. Vết cắn của chúng có thể đe dọa tính mạng.
  • Các loại rắn thường trở nên hung hãn hơn vào mùa xuân, đầu hè, và thu. Số lượng nạn nhân bị rắn cắn tăng vào tháng 4 và tháng 10, do thời gian này thời tiết đẹp, mọi người tham gia các hoạt động ngoài trời nhiều hơn.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY