Còi xương là một bệnh toàn thân, xảy ra trên một cơ thể mà hê xương c òn đang ở trong giai đoạn phát triển mạnh, liên quan đến rối loạn chuyển hoá calci và phosphor do thiếu viamin D.
Như vây, còi xương là một bệnh loãng xương do thiếu vitamin D. Bệnh thường xảy ra ở trẻ bụ bẫm dưới 2 tuổi (vì cơ thể của những đứa trẻ này ph át triển mạnh, xương dài ra nhanh, nhu cầu về calci và phosphor cao, nên khi không có sự lắng đọng calci và phosphor thì xương sẽ bị loãng).
Bênh còi xương có tỷ lê cao ở những nước sương mù, ít có ánh nắng mặt trời. Viêt nam, là nước ở vùng nhiêt đới, nhưng tỷ lê còi xương tương đối cao.
Dưới tác dụng của hormon cân giáp, vitamin D làm tăng tái hấp thu calci và phosphor ở ống lượn xa của thân.
Như vây, hàm lượng calci và phosphor trong cơ thể đủ hay thiếu đều phụ thuộc vào vitamin D. Do đó thiếu vitamin D sẽ dẫn đến bệnh lý loãn g xương, hay còn gọi là còi xương.
Từ nguồn ăn uống: Thức ăn thường có ít vitamin D. Ví dụ: Vitamin D trong sữa mẹ là 50 đv/lít, trong sữa bò là 10 đv/lít. Chỉ có một số thức ăn giầu vitamin D như dầu gan cá, trứng.
Từ nguồn nội sinh: Là nguồn cung cấp vitamin D chủ yếu. Trên da trẻ em có chất tiền vitamin D là 7 - Dehydrocholesteron. Dưới ánh sáng tử ngoại của mặt trời, tiền vitamin D sẽ chuyển thành vitamin D:
7- Dehydrocholesteron(Tiền vitamin D) |
ánh nắng mặt trời |
Vitamin D |
(Tia tử ngoại) |
Trẻ em thiếu sữa mẹ: Sữa mẹ có tỷ lê calci/phosphor hợp lý, dễ hấp thu và tỷ lê vitamin D cao hơn sữa bò.
Trẻ đẻ non: Có nhu cầu phát triển cao hơn, trong khi đó sự tích luỹ muối khoáng và vitamin D lại kém hơn.
Rụng tóc ở gáy - gọi là dấu hiêu “chiếu liếm” thường xảy ra muộn hơn do trẻ ngứa ngáy, kích thích, nằm hay lắc đầu.
Xương sọ: mềm, ấn vào có thể gây lõm như ấn vào quả bóng nhựa; thóp rộng, bờ thóp mềm, châm liền thóp.
Mềm xương là biểu hiên của tình trạng bệnh đang tiến triển mạnh, cấp tính. Điêu trị đúng trong giai đoạn này sẽ cho kết quả tốt và không để lại những di chứng nặng nề cho trẻ.
Lổng ngực có thể bị biến dạng dô lên ở phía trước như “ngực gà” hoặc bị lõm vào ở vùng ngang vú tạo nên ngực “hình chuông”.
Do xương loãng, mềm và lại phải tải gần như toàn bộ trọng lượng cơ thể cho nên hai chân của trẻ còi xương sẽ bị cong như hình chữ “O”; cơ yếu nên khi đứng chân thường dựa đầu gối vào nhau tạo nên hình chữ “X”.
Tăng sinh và biến dạng xương là hâu quả của sự mềm xương và là những biểu hiên muộn của bệnh còi xương. Những biến dạng trên đây thường để lại những di chứng vĩnh viễn, không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, mà đối với trẻ gái còn gây nên những khó khăn đáng kể trong sinh đẻ do sự biến dạng của khung châu.
Trương lực cơ giảm, gây nên hiên tượng bụng ỏng, trẻ châm biết ngổi, đứng, đi. Do vây dễ bị gù vẹo cột sống, chân hình chữ ‘X’.
Trẻ còi xương thường có thiếu máu nhược sắc, da xanh, niêm mạc nhợt, hổng cầu to, gan lách thường to.
Thăm khám toàn diên để xác định các dấu hiệu còi xương: Các dấu hiệu thần kinh, thóp có rộng không? bờ thóp có mềm không? có biểu hiên hạ calci huyết không? (có co giât không?) các xương có biến dạng không? Sự biến dạng của xương và giảm trương lực cơ đã ảnh hưởng như thế nào đến các chức năng khác như hô hấp, vân động? Khám xem trẻ có thiếu máu không? Trẻ bụ bẫm hay gầy còm? Khai thác nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ...
Ra mổ hôi trộm nhiều, ngủ hay giât mình do rối loạn thần kinh thực vât liên quan đến thiếu vitamin D.
Can thiệp điều dưỡng trước tiên là thực hiện y lệnh tiêm tĩnh mạch muối calci như calci gluconat hoặc calci clorid 0,5 g. Chú ý: tiêm châm, không để chệch ven!
Các ngày sau: Cho bệnh nhi uống muối calci 1 - 2 g/ngày, đổng thời động viên bệnh nhi “tắm nắng” mỗi ngày 15 - 30 phút vào lúc 7 - 8 giờ sáng hoặc cho bệnh nhân uống Viamin D2 mỗi ngày 10 000 - 20 000 đv trong thời gian 30 đến 60 ngày.
Với chẩn đoán “Ra mổ hôi trộm nhiều, ngủ hay giật mình do rối loạn thần kinh thực vật liên quan đến thiếu vitamin D”:
Dùng Vitamin D2 600.000 - 800.000 đv/ đợt điều trị. Chia đều cho bệnh nhân uống trong vòng 30 - 60 ngày.
Nếu không có vitamin D2 để uống hoặc D3 để tiêm thì có thể tạo ra chúng từ tiền vitamin D bằng cách đưa trẻ đi chiếu đèn cực tím trong vòng 15 ngày: ngày đầu 2 phút, sau đó tăng dần mỗi ngày thêm 1 phút để đến ngày cuối (ngày thứ 15) có thời gian chiếu là 20 phút.
Nhắc nhở người nhà đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, giàu vitamin D cho cả mẹ và con. Cho trẻ tắm nắng thường xuyên khi có điều kiện. Xoá bỏ tập quán ăn kiêng mỡ.
Phòng bệnh còi xương cần phải bắt đầu từ khi trẻ còn nằm trong bụng mẹ, vào 3 tháng cuối của thời kỳ phát triển trong bào thai. Trong thời gian này, nên cho mẹ uống mỗi ngày 1000 đv vitamin D hoặc uống 1 liều duy nhất là 100 000 đv, nếu người mẹ không có điều kiện tiếp xúc với ánh nắng mặt trời (mùa đông).
Ăn uống: Tốt nhất là cho trẻ bú mẹ. Khi ăn sam cần đảm bảo đầy đủ các chất đạm, mỡ, đường, vitamin và muối khoáng. Khi cai sữa cần đảm bảo mỗi ngày từ 200 - 400 ml sữa cho trẻ.
Tận dụng các yếu tố thiên nhiên: Cần cho trẻ chơi ở ngoài trời với thời gian thích hợp để trẻ tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhất là vào buổi sáng.
Dùng vitamin D mỗi ngày 1000 - 2000 đv liên tục từ 3 đến 6 tháng (tổng liều là 200 000 đv). Có thể dùng 1 liều duy nhất 200 000 đv vào mùa đông.
Dùng vitamin D là biện pháp chắc chắn nhưng phải thận trọng. Đối với trẻ có nguy cơ còi xương, nhưng đẻ ra có thóp trước nhỏ hoặc liền trước 8 tháng tuổi thì không được dùng vitamin D. Đối với những đứa trẻ này, nếu cho dùng vitamin D, thóp sẽ liền quá sớm làm ảnh hưởng đến sự phát triển của não.
Nguồn: Internet.Chủ đề liên quan:
bệnh còi xương chăm sóc chăm sóc trẻ bị bệnh còi xương chẩn đoán còi xương dấu hiệu điều trị