Dinh dưỡng hôm nay

Là chuyên khoa nghiên cứu ứng dụng các phương pháp chữa bệnh bằng ăn uống và xây dựng các chế độ dinh dưỡng phù hợp theo từng bệnh lý khác nhau, dựa trên sự phù hợp với thể trạng của người Việt Nam. Cung cấp các dịch vụ về lĩnh vực dinh dưỡng lâm sàng: cung cấp chế độ ăn thường và chế độ ăn uống tuỳ theo bệnh lý cho các bệnh nhân điều trị nội trú, phục hồi dinh dưỡng cho bệnh nhân suy dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn chế độ ăn cho bệnh nhân,….

Chàng trai 25 tuổi phải vào viện cấp cứu, thủ phạm chính là ăn quá nhiều… trái cây để bổ sung dinh dưỡng trong mùa dịch

Theo lời của Tiểu Cường, mỗi ngày anh có thể ăn 2, 3 kg trái cây và ăn liên tục trong vòng 1 tháng để bổ sung dinh dưỡng. Tiểu Cường cho rằng trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại virus trong mùa dịch.

Vài ngày trước, lúc 1 giờ sáng, một chiếc xe cứu thương đã dừng lại ở cửa Khoa cấp cứu của Bệnh viện Chữ thập đỏ Hàng Châu. Trên xe là một

Bác sĩ cho biết, triệu chứng tức ngực, hoảng hốt, miệng khô, buồn nôn, ói mửa giống như triệu chứng của nhiễm toan ceton ở bệnh nhân đái tháo đường. Khi được hỏi liệu chàng trai trẻ có bị tiểu đường không, bác sĩ Hứa Hiểu Húc ngay lập tức phản ứng: kết quả dữ liệu đường huyết xuất hiện: "30.9".

Trong trường hợp bình thường, giá trị đường huyết lúc đói bình thường thường nằm trong khoảng từ 3.9 – 6.0, ngay cả 2 tiếng sau khi ăn, chỉ số đường huyết lúc đói vẫn dưới 7.8. Tuy nhiên, lượng đường trong máu của chàng trai trẻ đã vượt quá tiêu chuẩn gấp 4 lần.

Bác sĩ Hứa Hiểu Húc cùng y tá ngay lập tức cấp cứu cho chàng trai, bắt đầu lấy máu động mạch, tiến hành điều trị bệnh theo triệu chứng. Một vài phút sau, kết quả xét nghiệm được đưa ra, kết hợp với mô tả triệu chứng của bệnh nhân, chẩn đoán chàng trai bị "nhiễm toan ceton do đái tháo đường".

Các nhân viên y tế của Khoa cấp cứu đã tiến hành bổ sung nước, chất điện giải và tiêm insulin cho chàng trai trẻ để điều trị. Đến ngày hôm sau, lượng đường trong máu của chàng trai đã được kiểm soát trong phạm vi bình thường và các triệu chứng về cơ bản đã giảm bớt. Chàng trai đã được chuyển đến khoa nội tiết và điều chỉnh phương án điều trị hạ đường huyết.

Sau đó, bác sĩ đã hỏi lịch sử y tế một cách cẩn thận và phát hiện ra rằng chàng trai trẻ là Tiểu Cường, 25 tuổi và là một nhân viên doanh nghiệp. Do đang trong thời gian dịch bệnh bùng phát, công ty chưa bắt đầu làm việc, chàng trai luôn ở nhà, rất ít khi ra khỏi cửa. Bình thường Tiểu Cường rất thích ăn trái cây, ở nhà buồn không có việc gì làm, Tiểu Cường thường vừa ăn trái cây vừa xem TV.

Theo lời của Tiểu Cường, mỗi ngày anh có thể ăn 2, 3 kg trái cây và ăn liên tục trong vòng 1 tháng để bổ sung dinh dưỡng. Tiểu Cường cho rằng trái cây giúp tăng cường sức đề kháng, bảo vệ cơ thể chống lại virus trong mùa dịch. Do đó, mỗi ngày chàng trai đều ăn các loại trái cây khác nhau như cam, táo, chuối… Không ngờ ăn quá nhiều trái cây lại phải vào phòng cấp cứu.

Có nên ăn nhiều trái cây?

Chuyên gia dinh dưỡng cho biết fructose là loại đường được chuyển hóa ở gan khi bạn ăn trái cây. Khi tiêu thụ quá nhiều trái cây, gan sẽ chuyển hóa lượng đường fructose dư thừa thành triglycerides, tạo thành các tế bào chất béo trong cơ thể. Điều này gây ra sự tích tụ mỡ bụng nội tạng, liên quan đến bệnh tiểu đường loại 2.

Trái cây cũng cung cấp carbohydrates làm tăng năng lượng nhanh chóng, nhưng dung nạp quá nhiều carbohydrates trong thời gian ngắn ảnh hưởng đến lưu thông máu và tạo ra chất béo. Đặc biệt, bạn không nên ăn các thực phẩm giàu carbohyrates như gạo, đậu, bánh mỳ, khoai tây chiên khi ăn trái cây.

Ăn bao nhiêu trái cây tốt cho sức khỏe?

Chuyên gia dinh dưỡng khuyên mọi người nên ăn hoa quả khoảng 6 lần/ngày, mỗi lần cách nhau 3 giờ. Điều đó có nghĩa là bạn có thể chọn hoa quả khi ăn nhẹ, giữa bữa sáng và bữa trưa, giữa bữa trưa và bữa tối.

Ngoài ra, nước ép hoa quả là chất lỏng, nó không phải thông qua quá trình xử lý trước khi xâm nhập vào máu nên dễ dàng chuyển hóa thành đường hơn. Do vậy, bạn chỉ nên uống 1/3 cốc nước ép mỗi ngày. Hoa quả sấy thường ngọt hơn thực phẩm tươi vì quá trình làm khô tạo ra nhiều calo và đường, dễ gây béo phì. Do đó, bạn cũng không nên ăn quá nhiều loại thực phẩm này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chang-trai-25-tuoi-phai-vao-vien-cap-cuu-thu-pham-chinh-la-an-qua-nhieu-trai-cay-de-bo-sung-dinh-duong-trong-mua-dich-20200321154308345.chn)

Tin cùng nội dung

  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Để tìm hiểu thêm các thông tin từ Viện Ung thư Quốc gia (NCI) về dinh dưỡng và điều trị bệnh ung thư, xem bài
  • Những người được chẩn đoán bị Ung thư sẽ quan tâm đến việc dùng các Vitamin và các chế phẩm bổ sung như thực phẩm chức năng, các thảo dược và các chiết xuất đang được dùng rộng rãi để tăng cường hệ thống miễn dịch và giảm tác dụng phụ của hóa trị và xạ trị.
  • Ăn chay trường tránh ăn tất cả các sản phẩm từ động vật, bao gồm thịt, trứng và sữa. Làm sao để có đủ dinh dưỡng cần thiết khi ăn chay trường?
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Những nhà nghiên cứu y học đang tìm hiểu hậu quả của chế độ ăn uống đối với tâm trạng cũng như sức khoẻ tinh thần. Hiện tượng này đôi lúc được gọi là mối quan hệ giữa thức ăn và tâm trạng. Có rất nhiều câu hỏi vẫn chưa được trả lời. Ví dụ như việc thiếu vitamin có làm cho con người dễ bị trầm cảm hơn không? Có phải thực phẩm chức năng chỉ giúp cải thiện sức khoẻ tinh thần của người bị suy dinh dưỡng? Cần cung cấp bao nhiêu thực phẩm chức năng là đủ để cải thiện sức khoẻ tinh thần của môt người
  • Suy dinh dưỡng là khi cơ thể bạn không nhận được đủ chất dinh dưỡng từ các loại thực phẩm bạn ăn để hoạt động tốt. Chất dinh dưỡng bao gồm chất béo, tinh bột, chất đạm, vitamin và các khoáng chất. Những chất này cung cấp năng lượng cho cơ thể của bạn. Chúng giúp cơ thể phát triển, sửa chữa mô và điều hòa các quá trình sống.
  • Các thông tin cần thiết giúp thai phụ lập một chế độ dinh dưỡng lành mạnh trong quá trình mang thai.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY