Môi trường hôm nay

Ô nhiễm môi trường

Chất thải y tế và sức khỏe cộng đồng

(MangYTe) - Rác thải y tế đã và đang là vấn đề quan tâm của toàn xã hội nói chung và của ngành y tế, môi trường nói riêng. Chất thải y tế tiềm ẩn những nguy cơ rủi ro lây nhiễm các mầm bệnh hoặc gây nguy hại cho người bệnh, nhân viên y tế, công nhân vệ sinh môi trường thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải, cộng đồng và môi trường nếu không được quản lý theo đúng cách.

Nhiều nguy cơ từ chất thải y tế

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường Y tế (Bộ Y tế), năm 2015, cả nước có 13.511 cơ sở y tế bao gồm các cơ sở khám chữa bệnh và dự phòng từ tuyến T.Ư đến địa phương, trong đó có hơn 1.500 bệnh viện. Lượng chất thải rắn y tế phát sinh năm 2015 vào khoảng 450 tấn/ngày, trong đó 47 tấn là chất thải y tế nguy hại và đến năm 2020 là khoảng 800 tấn/ngày. Trong đại dịch Covid-19, lượng rác thải phát sinh càng tăng mạnh, không chỉ từ bệnh viện điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 mà còn từ các khu cách ly tập trung, các bệnh viện dã chiến. Tại TP Hồ Chí Minh vừa qua, khi dịch Covid-19 lan rộng, lượng rác thải y tế hàng ngày lên tới trên 80 tấn.

Thu gom rác thải y tế trong khu cách ly tại huyện Mê Linh. Ảnh: Phạm Hùng

Chất thải rắn y tế, theo Thông tư liên tịch số 58/2015/TTLT-BYT-BTNMT ngày 31/12/2015 của liên Bộ Y tế và Bộ TN&MT, được phân loại thành chất thải y tế thông thường và chất thải y tế nguy hại. Trong loại chất thải y tế nguy hại có chất thải lây nhiễm và không lây nhiễm. Chất thải lây nhiễm là loại chất thải chứa các mầm bệnh (vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hoặc nấm) có khả năng gây bệnh cho con người. Chất thải lây nhiễm bao gồm chất thải lây nhiễm sắc nhọn là chất thải lây nhiễm có thể gây ra các vết cắt hoặc xuyên thủng bao gồm kim tiêm, bơm liền kim tiêm, đầu sắc nhọn của dây truyền, kim chọc dò, kim châm cứu, lưỡi dao mổ, đinh, cưa dùng trong phẫu thuật và các vật sắc nhọn khác. Chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao bao gồm mẫu bệnh phẩm, dụng cụ đựng, dính mẫu bệnh phẩm, chất thải dính mẫu bệnh phẩm phát sinh từ các phòng xét nghiệm an toàn sinh học cấp III trở lên. Chất thải giải phẫu bao gồm mô, bộ phận cơ thể người thải bỏ và xác động vật thí nghiệm.Theo một nghiên cứu gần đây, tổng lượng chất thải y tế phát sinh tại mỗi bệnh viện trung bình là 1,77 ± 0,90kg/giường bệnh/ngày, trong đó lượng chất thải y tế thông thường chiếm tỷ trọng cao nhất (1,53 ± 0,83kg/giường bệnh/ngày), tiếp đến là chất thải y tế lây nhiễm (0,22 ± 0,15kg/giường bệnh/ngày), thấp nhất là chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm (0,02 ± 0,04kg/giường/ngày).Trong thành phần của chất thải lây nhiễm có thể chứa đựng một lượng lớn các tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm như tụ cầu, HIV, viêm gan B, virus SARS-CoV-2. Các tác nhân truyền nhiễm có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua da (vết trầy xước, vết đâm xuyên hoặc vết cắt trên da), các niêm mạc (màng nhầy), đường hô hấp (do xông, hít phải), đường tiêu hóa (do nuốt hoặc ăn phải).Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ nhưng chất thải hóa học và dược phẩm có thể gây ra các nhiễm độc cấp, mãn tính, chấn thương và bỏng. Hóa chất độc hại và dược phẩm ở các dạng dung dịch, sương mù, hơi, có thể xâm nhập vào cơ thể qua đường da, hô hấp, tiêu hóa gây bỏng, tổn thương da, mắt, màng nhầy đường hô hấp và các cơ quan trong cơ thể như gan, thận.Các chất khử trùng, Thu*c tẩy như clo, các hợp chất natri hypoclorua có tính ăn mòn cao. Thủy ngân khi xâm nhập vào cơ thể có thể liên kết với những phân tử như axit nucleic, protein… làm biến đổi cấu trúc và ức chế hoạt tính sinh học của tế bào. Nhiễm độc thủy ngân có thể gây thương tổn thần kinh với triệu chứng run rẩy, khó diễn đạt, giảm sút trí nhớ và nặng hơn nữa có thể gây liệt, nghễnh ngãng, với liều lượng cao có thể gây T* vong.Chất gây độc tế bào có trong chất thải y tế các cơ sở điều trị ung thư có thể xâm nhập vào cơ thể con người bằng các con đường như tiếp xúc trực tiếp, hít phải bụi và các sol khí, qua da, đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp với chất thải dính Thu*c gây độc tế bào, tiếp xúc với các chất tiết ra từ người bệnh đang được điều trị bằng hóa trị liệu.Giải pháp hạn chế rủi roĐể triệt tiêu ảnh hưởng lên sức khỏe của chất thải y tế, tiêu diệt các mầm bệnh nguy hại hiện nay, các cơ sở y tế đang áp dụng nhiều biện pháp xử lý. Thông dụng nhất là dùng nồi hấp, lò vi sóng, thiêu đốt và chôn lấp.Nồi hấp tại các bệnh viện hoặc tại các khu xử lý tập trung có khả năng xử lý nhiều loại chất thải lây nhiễm, các dụng cụ dính máu hoặc dịch cơ thể, chất thải từ phòng điều trị cách ly, chất thải phẫu thuật, chất thải phòng xét nghiệm (trừ chất thải hóa học) và chất thải “mềm” (bao gồm băng, gạc, chăn, gối, màn, đệm, ga trải giường và quần áo) từ chăm sóc bệnh nhân. Hiện trên thị trường có rất nhiều loại nồi hơi xử lý rác thải y tế được giới thiệu từ quy mô lớn phù hợp với các cụm xử lý chất thải đến quy mô nhỏ phù hợp với các trạm y tế xã.

Tại hà nội, công ty vật tư thiết bị môi trường 13 (urenco 13) cũng đã được trang bị một dây chuyền xử lý rác thải y tế rắn tập trung bằng công nghệ hấp nhiệt ướt. chất thải sau khi xử lý bằng nồi hấp, nếu có yêu cầu sẽ được xử lý cơ học như băm hoặc nghiền, sau đó đem đi xử lý chung với chất thải đô thị. băm nhỏ sẽ làm chất thải giảm thể tích từ 60 - 80%.công nghệ vi sóng có khả năng xử lý được nhiều loại chất thải lây nhiễm, bao gồm cả các dụng cụ dính máu hoặc dịch cơ thể, chất thải từ phòng điều trị cách ly, chất thải phẫu thuật, chất thải phòng xét nghiệm (trừ chất thải hóa học) và chất thải “mềm" từ chăm sóc bệnh nhân. đây là công nghệ xử lý chất thải y tế thân thiện với môi trường. trong dự án của ngân hàng thế giới hỗ trợ xử lý chất thải bệnh viện ở việt nam, rất nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và huyện đã được trang bị công nghệ này. chất thải y tế nguy hại sau khi xử lý bằng lò vi sóng được coi là chất thải thông thường và xử lý cùng với chất thải sinh hoạt.thiêu đốt là quá trình oxy hóa khô nhiệt độ cao và kết quả là tiêu diệt hết mầm bệnh, giảm đáng kể thể tích và trọng lượng chất thải. nhược điểm của công nghệ thiêu đốt là làm phát sinh các chất khí, bụi vào môi trường không khí và tro xỉ. chất thải y tế khi đốt cháy tạo ra khí thải chứa hơi nước, carbon dioxide (co), nitrogen oxide (nox), các chất dễ bay hơi (kim loại, axit halogen, các sản phẩm của quá trình đốt cháy không hoàn toàn), bụi và tro xỉ. đây được coi là công nghệ không thân thiện với môi trường. hiện nay tại các nước ở châu âu công nghệ đốt chất thải y tế đã bị cấm.các cơ sở y tế ở vùng sâu, vùng xa, trạm y tế xã không có điều kiện xử lý bằng công nghệ, thì chôn lấp an toàn chất thải tại cơ sở y tế là giải pháp được lựa chọn để thực hiện. tuy nhiên, việc chôn lấp phải được cơ quan có thẩm quyền quản lý môi trường chấp thuận. đối với các loại chất thải y tế nguy hại không lây nhiễm như dược phẩm quá hạn, hóa chất độc, chất chứa kim loại nặng thì cơ sở y tế thường phải ký hợp đồng với công ty môi trường đô thị hoặc đơn vị đã được ngành tn&mt cấp phép để xử lý riêng.

các đối tượng chịu ảnh hưởng của chất thải y tế là cán bộ, nhân viên y tế như bác sĩ, y sĩ, y tá, kỹ thuật viên, hộ lý, sinh viên thực tập công nhân vận hành các công trình xử lý chất thải, nhân viên của đơn vị hoạt động trong cơ sở y tế như nhân viên công ty vệ sinh công nghiệp, nhân viên giặt là, người liên quan đến bãi chôn lấp chất thải và người nhặt rác tại các bãi rác…

Mạng Y Tế
Nguồn: Kinh tế đô thị (http://kinhtedothi.vn/chat-thai-y-te-va-suc-khoe-cong-dong-438545.html)

Tin cùng nội dung

  • Lâu nay do thói quen, sự thiếu hiểu biết và sự mập mờ của các nhà sản xuất cùng với việc giải thích không đầy đủ của nhân viên y tế khiến không ít các bà mẹ lạm dụng men tiêu hóa...
  • Trong thời kỳ có thai, nếu người mẹ thiếu canxi, mặc dù có sự phân giải hợp chất canxi trong xương phóng thích vào máu để đáp ứng nhu cầu, nhưng sự đáp ứng này chỉ có giới hạn.
  • Cơ quan Quản lý Thu*c và thực phẩm Mỹ (FDA) vừa cảnh báo, các sản phẩm testosteron theo đơn được phê duyệt chỉ dùng điều trị cho những người đàn ông có nồng độ testosteron thấp...
  • Cúm mùa là một bệnh nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính do virut cúm gây nên. Bệnh xảy ra hàng năm, thường vào mùa đông xuân...
  • Trung Quốc đang đề nghị nên có một lệnh cấm dùng ketamine trên toàn thế giới, bởi Thu*c đang được sử dụng “lậu” phổ biến tại cộng đồng theo mục đích sai trái.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY