Kinh tế xã hội hôm nay

Cháy lớn: Lại là “lỗi quy hoạch”?!

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ cháy lớn đã xảy ra trải dài từ Nam ra Bắc, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Đa phần đều tập trung vào các làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ.

Thời gian gần đây, hàng loạt vụ cháy lớn đã xảy ra trải dài từ Nam ra Bắc, gây thiệt hại hàng tỷ đồng. Đa phần đều tập trung vào các làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ. Điều đáng chú ý tất cả các vụ cháy đều không được bồi thường thiệt hại do người dân không đáp ứng nghiêm các quy định cơ bản về phòng cháy chữa cháy (PCCC). Cơ quan chức năng kiểm tra tại hàng loạt làng nghề cũng cho thấy sự vi phạm nghiêm trọng về an toàn PCCC, đe dọa đến sản xuất, kinh doanh và sự an toàn của chính người dân. An toàn cháy nổ tại các làng nghề đã đến lúc cần được nhìn nhận một cách có trách nhiệm, từ chính người dân, chính quyền và người đứng đầu cơ sở. Giữa trung tuần tháng 7, một vụ cháy lớn bất ngờ xuất phát từ một cơ sở sản xuất gỗ tại làng nghề Liên Hà, Đan Phượng, và sau đó nhanh chóng lan sang 2 hộ dân khác, kết quả hơn 400m2 nhà xưởng và toàn bộ gia sản của 3 hộ dân bị thiêu rụi. Cùng ngày, một vụ cháy lớn thiêu rụi 1.000m2 nhà xưởng tại khu công nghiệp và làng nghề Võ Cường, tỉnh Bắc Ninh. Cũng tại làng nghề giấy Phong Khê tỉnh Bắc Ninh, vụ cháy Công ty giấy Thành Đạt trong đêm đã biến khối tài sản 100 tỷ đồng thành sắt vụn. Và điều đáng nói là doanh nghiệp vẫn chưa thể nhận được bồi thường bảo hiểm do không thể truy xuất được nguyên nhân vụ cháy và trách nhiệm người đứng đầu.

Câu chuyện này chắc chắn sẽ còn lặp lại, nếu người dân không tự giác nâng cao ý thức chấp hành an toàn cháy nổ tại chính các cơ sở sản xuất của mình. Sơ bộ tại Hà Nội, từ đầu năm đến nay đã xảy ra hơn 1.000 vụ cháy. Ngay sau hàng loạt vụ cháy lớn, Cục cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn đã chỉ đạo tiến hành kiểm tra tình trạng chấp hành an toàn PCCC tại hàng loạt làng nghề trên cả nước. Qua đó cho thấy, đáng lo ngại nhất là ý thức chủ quan của doanh nghiệp, chủ cơ sở về việc chấp hành các quy định PCCC đối với cơ quan chức năng cũng như việc tự kiểm tra công tác PCCC tại cơ sở. Khi có lực lượng tới kiểm tra thì mới chuẩn bị để phục vụ quá trình kiểm tra, sau đó không duy trì công tác PCCC thường xuyên, cũng như đội PCCC cơ sở.

Chính từ ý thức chủ quan, trong quá trình sản xuất, người chủ đầu tư chưa nhận thức rõ được trách nhiệm của mình, vì vậy là trong quá trình sản xuất, nhà xưởng thì xây dựng tạm bợ, công nhân tuyển vào thì cũng là công nhân chưa qua đào tạo, sản phẩm, nguyên liệu không được sắp xếp đúng quy định tiêu chuẩn PCCC. Do vậy tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ rất cao.

Theo quy định, khi làng nghề phát triển đến mức độ quy định, sẽ phải được , sắp xếp lại vào các khu, cụm công nghiệp. Thế nhưng thực tế việc vận động người dân đưa cơ sở sản xuất vào các cụm công nghiệp còn rất nhiều khó khăn do liên quan đến việc đầu tư vốn của chính các hộ sản xuất và hạ tầng của chính quyền địa phương. Trong khi chờ một giải pháp dài hạn về lại các cụm làng nghề vào các khu công nghiệp, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương cần tuyên truyền để người dân thấy được quyền lợi sát sườn của mình bị vi phạm ra sao khi cháy nổ xảy ra, và việc bảo vệ quyền lợi của mình như thế nào. Có như thế, mới xử lý được tận gốc của vấn đề hỏa hoạn tại các làng nghề, cụm công nghiệp vừa và nhỏ hiện nay.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chay-lon-lai-la-loi-quy-hoach-15858.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY