Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Rao bán thực phẩm chức năng xách tay là vi phạm pháp luật

Từ đầu năm đến nay, Cục An toàn thực phẩm đã xử lý 172 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, phạt hơn 3 tỷ đồng, trong đó, vi phạm quảng cáo thực phẩm là 137 cơ sở chiếm hơn 80 % với hơn 2,4 tỷ đồng.
Ngày 30/9, Cục An toàn thực phẩm cho biết, từ đầu năm đến nay, Cục đã xử lý 172 cơ sở vi phạm về an toàn thực phẩm, phạt hơn 3 tỷ đồng, trong đó, vi phạm quảng cáo thực phẩm là 137 cơ sở chiếm hơn 80 % với hơn 2,4 tỷ đồng.

Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị gặp gỡ báo chí phổ biến tuyên truyền về công tác đảm bảo an toàn thực phẩm do Cục An toàn thực phẩm tổ chức ngày 30/9

Tại hội nghị, ông Trần Văn Châu – Trường phòng Thanh tra (Cục An toàn thực phẩm - ATTP), Bộ Y tế thông tin, từ đầu năm đến nay Cục An toàn thực phẩm đã thu hồi 11 giấy xác nhận an toàn vệ sinh thực phẩm, 5 giấy xác nhận quảng cáo, tạm dừng lưu thông 49 lô sản phẩm thực phẩm, chuyển cơ quan chức năng xử lý 15 trường hợp. Bên cạnh đó, Cục An toàn thực phẩm cũng phối hợp với cơ quan chức năng tiêu hủy 2 sản phẩm thực phẩm và 230kg thực phẩm không đảm bảo an toàn thực phẩm

TS Nguyễn Thanh Phong – Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm cho biết, từ những con số về ngộ độc và xử phạt liên quan đến vấn đề an toàn thực phẩm trong 9 tháng vừa qua, có thể nhận thấy đây là vấn đề nhức nhối. Bởi vậy, trong thời gian tới, Cục An toàn thực phẩm sẽ ban hành những văn bản, tiêu chuyển đối với các vấn đề về an toàn thực phẩm. “Hiện nay việc in quảng cáo về thực phẩm chức năng trên tờ rơi hoặc quảng cáo trên các trang web chưa được cấp phép, thậm chí trên các trang mạng xã hội đang là vấn đề rất nhức nhối”- TS Phong cho hay.

“Đã có rất nhiều người thông tin đến tôi về việc có một số đối tượng quảng cáo, bán thực phẩm là hàng xách tay, đặc biệt là thực phẩm chức năng. Tôi phải khẳng định lại một lần nữa là, đối với các sản phẩm là hàng xách tay, bán ra thị trường dưới mọi hình thức là vi phạm pháp luật. Bởi, hàng xách tay chỉ được sử dụng với mục đích phục vụ cá nhân”- ông Phong khẳng định.

Cũng theo ông Phong, nhiều doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm thức năng vì ham lợi mà thồi phồng công dụng của thực phẩm chức năng trên trời, dù thực tế chất lượng không như thế. Do đó người tiêu dùng cần lựa chọn sử dụng thực phẩm chức năng một cách sáng suốt, tránh tiền mất tật mang.

Về vấn đề ngộ độc thực phẩm, tại hội nghị, TS Lâm Quốc Hùng – Trưởng phòng Giám sát Ngộ độc thực phẩm (Cục An toàn thực phẩm) cho biết, trong 9 tháng đầu năm, toàn tuốc có 129 vụ ngộ độc thực phẩm, với 3.600 người người mắc và 20 người Tu vong. Trong đó có 28 vụ ngộ độc tập thể. Theo ông Hùng, so với các năm trước, năm nay sự cố về an toàn thực phẩm diễn ra nhiều ở khu công nghiệp, do thời tiết nóng ẩm thất thường, bảo quản thực phẩm không đảm bảo. Đặc biệt, 9 tháng đầu năm nay, Hà Nội xảy ra 2 vụ ngộ độc thực phẩm lớn tại bếp ăn tập thể trong khu công nghiệp với hàng trăm người nhập viện.

Ngoài ra, vấn đề ngộ độc thực phẩm tại gia đình hiện nay vẫn duy trì với hơn 50% số mắc, nguyên nhân là do việc sử dụng thức ăn trong bếp ăn gia đình không đảm bảo, ví dụ như việc sử dụng cóc, cá nóc, ve sầu…

Không những thế, việc nhiều cơ sở sản xuất, khu chế xuất giao trắng việc chế biến món ăn cho các cơ sở chuyên về suất ăn sẵn cũng là nguyên nhân gây ngộ độc. Bởi khi giao cho các cơ sở sản xuất suất ăn sẵn thì việc sử dụng thực phẩm không rõ nguồn gốc, không đảm bảo an toàn thực phẩm sẽ không được kiểm soát chặt chẽ

Trao đổi với phóng viên, TS Nguyễn Thanh Phong, cho biết, trung bình mỗi năm cả nước có trên 1.000 người phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể.

Theo thống kê, từ năm 2010 đến nay, cả nước có 27.000 người ngộ độc thực phẩm, trong đó 184 người Tu vong. Riêng bếp ăn tập thể tại các khu công nghiệp khiến 6.059 công nhân phải nhập viện.

Ông Phong phân tích, ngộ độc thực phẩm tại các bếp ăn tập thể do công nhân có nhu cầu sử dụng thực phẩm giá rẻ, chỉ từ 10.000-12.000 đồng/suất ăn. Mặt khác, các cơ sở cung cấp suất ăn ngày càng nhiều, nhiều cơ sở quy mô nhỏ, điều kiện cơ sở rất thủ công, khó kiểm soát.

Ngoài ra, trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm của chính quyền địa phương, chủ doanh nghiệp sử dụng dịch vụ ăn uống chưa cao. Không ít địa phương không nắm rõ hoạt động bếp ăn tập thể, cơ sở cung cấp suất ăn sẵn trên địa bàn.

Lãnh đạo Cục An toàn thực phẩm cho biết, để hạn chế những vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trong thời gian tới, cơ quan chức năng sẽ thanh kiểm tra thường xuyên nhằm phát hiện và xử lý nghiêm các vi phạm.

Thái Bình

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-rao-ban-thuc-pham-chuc-nang-xach-tay-la-vi-pham-phap-luat-18513.html)

Tin cùng nội dung

  • Nhằm tăng cường công tác bảo đảm chất lượng, an toàn thực phẩm trong dịp mùa lễ hội Xuân năm 2015, Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế đã đưa ra 10 nguyên tắc bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cửa hàng ăn uống phục vụ lễ hội
  • Đo chức năng thận bằng xét nghiệm máu thường quy là một trong những xét nghiệm thường được thực hiện.
  • Đo hô hấp ký là xét nghiệm giúp chẩn đoán các tình trạng bệnh lý của phổi, phổ biến nhất là bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Ngoài ra đo hô hấp ký được dùng để theo dõi mức độ nghiêm trọng của một số bệnh lý về phổi, cũng như theo dõi đáp ứng hiệu quả điểu trị.
  • Xét nghiệm chức năng tuyến giáp là xét nghiệm máu giúp kiểm tra chức năng tuyến giáp. Các xét nghiệm này chủ yếu được sử dụng để phát hiện suy giáp (thiểu năng tuyến giáp hay còn gọi là nhược giáp) và cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức).
  • Bình thường tất cả các loại thực phẩm đều có chứa một lượng nhỏ vi khuẩn. Việc xử lý thực phẩm kém, chế biến hoặc dự trữ thức ăn không thích hợp có thể làm vi khuẩn nhân lên thành số lượng đủ lớn để gây bệnh. Ký sinh trùng, virus, độc tố và hóa chất cũng có thể gây ô nhiễm thực phẩm và gây bệnh.
  • Tài liệu này đựơc biên soạn tiếp theo Tài liệu hướng dẫn tập vận động cho bệnh nhân yếu nửa người giai đoạn sớm, nhằm mục đích cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết cũng như cách tập luyện tại nhà sau khi bệnh nhân được xuất viện
  • Bệnh nhân ung thư có thể được điều trị bằng một số loại Thuốc khác nhau. Kết hợp thức ăn và các loại Thuốc có thể làm giảm hoặc thay đổi hiệu quả của các loại Thuốc đó hoặc gây ra những tác dụng phụ có thể nguy hiểm đến tính mạng
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Dinh dưỡng là điều thiết yếu. Cần thay đổi chế độ ăn uống hợp lý và đầy đủ dinh dưỡng để tốt cho sức khỏe và tránh bị ngấy.
  • Nông sản hữu cơ phải được trồng trong điều kiện không sử dụng các chất hóa học và Thu*c trừ sâu. Nông dân phải sử dụng các phương pháp tự nhiên để khống chế các loại côn trùng và cỏ dại.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY