Dinh dưỡng hôm nay

Chế độ dinh dưỡng cho người ung thư phổi cần lưu ý những gì?

Việc tuân thủ thực đơn đa dạng các loại rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư phổi cấp tính.

Theo thông tin từ Sức khỏe đời sống, dinh dưỡng có vai trò quan trọng trong chăm sóc, nâng cao thể trạng cho người bệnh ung thư. Bởi tình trạng dinh dưỡng kém sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đáp ứng điều trị, cách thức điều trị và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Ung thư phổi là loại ung thư phổ biến trên toàn thế giới và gây ra nhiều ca Tu vong hơn bất kỳ loại ung thư nào khác, không phân biệt giới tính. Phổi của chúng ta khá dễ bị ung thư phát triển vì chúng tiếp xúc với tất cả các loại chất ô nhiễm và chất độc hại trong không khí chúng ta hít thở mỗi ngày.

Mối liên quan giữa chế độ ăn với quá trình điều trị ung thư phổi

Cho đến nay các nhà khoa học cũng chưa thực sự hiểu rõ cơ chế của việc thức ăn có thể giúp cơ thể chống lại bệnh ung thư như thế nào. Tuy nhiên, có rất nhiều phát hiện về mối liên quan của chế độ ăn hàng ngày với sự tiến triển trong điều trị cho bệnh nhân ung thư. Có thể lý giải những gì chúng ta ăn hàng ngày ảnh hưởng tới quá trình trao đổi chất bên trong cơ thể và tác động tới các cơ quan khác nhau.

Chuyển hóa tế bào: Các thành phần trong một số loại thực phẩm chúng ta ăn đóng một vai trò nào đó trong hoạt động hàng ngày của tế bào ung thư.

Kiểm soát chu kỳ tế bào: Tế bào ung thư trải qua nhiều giai đoạn khác nhau trong quá trình phân chia. Các hợp chất trong một số loại thực phẩm có thể ức chế một số bước này.

Viêm: Viêm có thể đóng một vai trò không chỉ trong sự phát triển của ung thư mà còn trong sự tăng trưởng tế bào. Các nhà khoa học giải thích: "Môi trường vi mô" xung quanh các tế bào ung thư có thể đóng một vai trò nào đó trong việc ung thư có tiến triển hay không. Một số thực phẩm có đặc tính chống viêm có thể thay đổi quá trình này.

Hình thành mạch: Các khối u cần phát triển các mạch máu mới để phát triển và mở rộng ảnh hưởng. Một số chất dinh dưỡng cản trở khả năng phát triển của các tế bào ung thư trong các mạch máu này.

Di căn: Có những con đường phân tử hướng khả năng tế bào ung thư rời khỏi vị trí ban đầu và di chuyển đến các vùng khác của cơ thể. Một số chất dinh dưỡng có thể cản trở các bước trong các con đường truyền tín hiệu này.

Tế bào tự ch*t: Khi các tế bào trong cơ thể chúng ta bị hư hỏng hoặc già đi, sẽ có một quá trình trong hệ thống miễn dịch của chúng ta loại bỏ các tế bào này. Tuy nhiên, các tế bào ung thư đã "tìm ra" cách để tránh quá trình tế bào tự ch*t (apoptosis). Một số chất dinh dưỡng có thể cung cấp cho cơ thể sự thúc đẩy cần thiết để loại bỏ các tế bào bất thường này.

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng không nhỏ tới kết quả điều trị cho bệnh nhân ung thư phổi.

Chế độ ăn cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư phổi

Không có loại thực phẩm hoặc chất bổ sung nào có thể chữa khỏi hoặc điều trị bệnh ung thư. Tuy nhiên một số loại thực phẩm có thể giúp bạn nâng cao thể trạng và cùng với phác đồ điều trị chuyên sâu của bác sĩ, sẽ giúp làm chậm sự tiến triển của bệnh và chống lại những di chứng do ung thư gây ra.

Lựa chọn thực phẩm lành mạnh có thể giúp bạn được cung cấp đầy đủ dinh dưỡng để chống chọi với các hệ quả của quá trình điều trị và cải thiện kết quả điều trị ung thư phổi.

Khi theo phác đồ điều trị ung thư phổi, cơ thể bạn cần protein để phục hồi tế bào và mô. protein là thành phần chính xây dựng hệ thống miễn dịch và là nguồn dinh dưỡng cần thiết cho các cơ quan hoạt động tốt. mỗi bữa nên ăn khoảng 20-30g protein với các loại thịt nạc, thịt gà, cá,… các nguồn protein khác bao gồm: trứng, sữa, các loại hạt như đậu đỗ, các món ăn có nguồn gốc từ đậu nành,… hạn chế tối đa thịt đỏ và các loại thịt mỡ.

Người bệnh ung thư phổi nên tăng cường ăn rau củ và trái cây tươi. Các loại rau quả nhiều màu sắc bổ sung chất chống oxy hóa mạnh mẽ và chất dinh dưỡng từ thực vật. Cho dù trái cây và rau của bạn được ăn sống hay nấu chín, điều quan trọng là phải đa dạng. Bạn nên ăn khoảng 5 phần trái cây, rau quả 1 ngày. Một khẩu phần ăn tương đương 1 cốc (khoảng 250ml). Đối với rau ăn lá, 1 khẩu phần ăn tương đương khoảng 3 cốc.

Người bệnh ung thư phổi cân tăng cường các loại rau củ đa sắc màu để nhận được tối đa chất chống oxy hóa.

Chế độ ăn hàng ngày nên đầy đủ các loại ngũ cốc, đậu và các loại hạt để tăng cường dinh dưỡng có lợi. Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt như gạo lức.

Cung cấp chất béo cho cơ thể qua các loại dầu lành mạnh chẳng hạn như dầu oliu. Thường xuyên ăn các loại cá béo như cá hồi, cá mòi, cá ngừ,… Axit béo omega-3 và các chất béo lành mạnh khác giúp hỗ trợ giảm viêm trong cơ thể.

Uống nhiều nước, bao gồm nước lọc và nước trái cây nguyên chất từ hoa quả tươi.

Việc tuân thủ thực đơn đa dạng các loại rau củ quả, hạn chế thịt đỏ và các loại thịt đã qua chế biến đã được chứng minh làm giảm nguy cơ mắc một số bệnh ung thư, trong đó có bệnh ung thư phổi cấp tính.

Nâng cao thể trạng để phòng chống bệnh

Ngoài chế độ ăn như trên, người bệnh ung thư phổi cần tập thể dục đều đặn. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nguy cơ mắc bệnh mạn tính cùng nhiều loại u độc khác sẽ giảm khi vận động thường xuyên. Hãy cố gắng tập thể dục tối thiểu 30 phút/ngày, với bất kỳ hình thức nào: đi bộ, đạp xe, yoga, nhảy dây, bơi lội…

Tránh dùng bất kỳ chất bổ sung nào trừ khi được bác sĩ kê đơn, vì chúng đôi khi có thể tương tác với các loại Thu*c điều trị ung thư hoặc gây ra các tác dụng phụ không mong muốn. Đặc biệt là khi dùng với liều lượng cao, chất bổ sung thậm chí có thể can thiệp vào các phương pháp điều trị ung thư phổi, bao gồm cả bức xạ và một số liệu pháp hóa học nhất định.

Trong quá trình điều trị ung thư phổi, bạn nên tránh các thực phẩm béo hoặc cay, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm các tác dụng phụ của một số liệu pháp như tiêu chảy, buồn nôn, nôn và chán ăn.

Thói quen ăn uống thông minh có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của bạn và chống lại các tác động của điều trị ung thư. Nếu bạn bị buồn nôn hoặc dễ cảm thấy no, hãy chia nhỏ các bữa và ăn thường xuyên hơn.

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/che-do-dinh-duong-cho-nguoi-ung-thu-phoi-can-luu-y-nhung-gi-5666675.html)

Tin cùng nội dung

  • Cá chép là loài cá nước ngọt phổ biến khắp các ao, hồ, sông suối ở nước ta. Ngoài công dụng làm thức ăn ngon, có giá trị dinh dưỡng cao, cá chép còn được sử dụng làm Thuốc bổ tỳ vị, lợi tiểu, thông sữa, an thai,… Xin giới thiệu một số món ăn Thuốc từ cá chép để bạn đọc tham khảo và áp dụng:
  • Với nguyên liệu dễ dàng mua được ở chợ, siêu thị, chúng ta có thể chế biến được những món ăn cải thiện trí nhớ, tốt cho trí não
  • Những tháng cuối năm, thời tiết càng trở nên lạnh giá khiến món thịt chó được nhiều người ưa chuộng và là món ăn hàng đầu trong các buổi liên hoan, gặp mặt bạn bè...
  • Tai biến mạch máu não là một căn bệnh nguy hiểm với những diễn biến khôn lường. Đây là một cấp cứu y khoa tính theo giờ vàng. Tuy nhiên, đa phần là để lại di chứng. Vì vậy, giai đoạn điều dưỡng sau tai biến cũng rất trường kỳ và quan trọng. Kinh nghiệm cho thấy, sử dụng bài Thuốc Đông y kết hợp với Tây y chữa trị sau tai biến có thể giúp ích cho sự phục hồi của người bệnh.
  • Thịt dê được chế biến thành nhiều món ăn có giá trị dinh dưỡng và chữa bệnh. Trong “Tản Đà thực phẩm”, cố thi sĩ Tản Đà rất ca ngợi các món ăn từ dê; các món này ăn vừa ích khí, ôn bổ trung hạ tiêu, dùng trong trường hợp ốm yếu, đau lưng mỏi gối, sinh hoạt T*nh d*c kém, di tinh, mộng tinh...
  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
  • Chế độ ăn uống lành mạnh và hợp lý sẽ giúp bạn phòng ngừa những nguy cơ mắc bệnh ung thư.
  • Sỏi tiết niệu trong y học cổ truyền thuộc phạm vi chứng “Thạch lâm” với nguyên nhân chủ yếu là do cảm nhiễm thấp nhiệt bên ngoài, ăn quá nhiều đồ cay nóng, béo ngọt, uống rượu vô độ, rối loạn tình chí lâu ngày làm tổn thương các tạng phụ khiến thấp nhiệt nội sinh tụ lại ở đường tiết niệu mà tạo thành sỏi.
  • Sứa và các món ăn từ sứa như canh sứa, nộm sứa rất quen thuộc trong sổ tay ẩm thực của những người sành ăn. nhưng tác dụng chữa bệnh của con sứa thì nhiều người còn chưa biết.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY