Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chiều 20/4, Việt Nam chưa ghi nhận ca mắc mới COVID-19, thêm 7 bệnh nhân khỏi bệnh

(MangYTe) 18h ngày 20/4, Bộ Y tế cho biết chưa ghi nhận thêm ca nhiễm mới, tổng số ca nhiễm vẫn là 268. Như vậy, đã hơn 4 ngày trôi qua, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới nào. Trong ngày đã có 12 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, hiện chỉ còn 54 bệnh nhân đang điều trị.

Trong bản tin phát đi lúc 18h00, Bộ Y tế cho biết đã có thêm 7 bệnh nhân được điều trị khỏi COVID-19. Đó là: Bệnh nhân 164 , bệnh nhân 165, bệnh nhân 180, bệnh nhân 181, bệnh nhân 182, bệnh nhân 230, bệnh nhân 240.

Hiện tại sức khỏe các bệnh nhân này đều ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh. Các trường hợp trên sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong 14 ngày tiếp theo.

Như vậy, cùng với 5 bệnh nhân đã công bố trước đó, trong ngày hôm nay (20/4) đã có tổng số 12 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh. 54 bệnh nhân còn lại đang điều trị tại 9 cơ sở y tế, đa số sức khỏe ổn định. Trong đó 14 ca xét nghiệm âm tính lần một, 7 ca âm tính lần hai.

chieu 204 viet nam chua ghi nhan ca mac moi covid 19 them 7 benh nhan khoi benh
Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh vui mừng tặng hoa bác sĩ tại Bệnh viện Đa khoa Ninh Nình (Nguồn: Bộ Y tế)

Hiện nay, hơn 51.000 người đang được cách ly, trong đó tại bệnh viện 308 người, tại cơ sở tập trung hơn 10.700 người, số còn lại cách ly tại nhà hoặc nơi lưu trú.

Cũng theo thông tin từ Bộ Y tế, bệnh nhân 188 tái dương tính hôm 18/4, kết quả xét nghiệm dịch họng  sáng nay tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương âm tính. Bệnh nhân tiếp tục được cách ly theo dõi sức khỏe tại bệnh viện.

Hơn 4 ngày qua Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm mới, chuyên gia y tế đánh giá khả quan, song cảnh báo đừng chủ quan, dịch còn diễn biến dài và phức tạp. Người dân cần tuân thủ giãn cách xã hội, không tập trung đông người, đeo khẩu trang khi ra ngoài, rửa tay thường xuyên.

Ngoài ra, trong cuộc họp sáng 20/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng, chống dịch bệnh COVID-19 đề nghị các bộ ngành khẩn trương rà soát, bổ sung, cập nhật hoặc ban hành thêm các hướng dẫn, quy định để sẵn sàng “chung sống an toàn” với dịch bệnh, nhưng tuyệt đối không chủ quan.

Ban Chỉ đạo cũng tập trung thảo luận một số nội dung chính: Khám chữa bệnh an toàn; đi học an toàn, đi lại an toàn; sản xuất, kinh doanh an toàn; du lịch an toàn… Mọi lĩnh vực, hoạt động đều phải có người chịu trách nhiệm.

Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19, trong vòng một tuần qua (13-20/4), thế giới ghi nhận thêm 548.538 trường hợp mắc mới và 50.371 Tu vong do COVID-19. So với tuần trước đó (05-12/4) số mắc mới giảm 32.731 trường hợp, Tu vong tăng 6.056 trường hợp (Trung Quốc điều chỉnh số liệu vào ngày 17/4, bổ sung thêm 325 ca nhiễm mới và 1.290 Tu vong ). Mỹ tiếp tục là quốc gia có số trường hợp mắc và Tu vong cao nhất trong số các quốc gia ghi nhận dịch COVID-19. Trong khi đó, Châu Âu là lục địa chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19, với trên một triệu trường hợp mắc và trên 100.000 Tu vong.

K.T

Mạng Y Tế
Nguồn: Lao động thủ đô (http://laodongthudo.vn/chieu-204-viet-nam-chua-ghi-nhan-ca-mac-moi-covid-19-them-7-benh-nhan-khoi-benh-107032.html)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Tôi là Việt kiều Mỹ thường về Việt Nam. Tôi có thể mua bảo hiểm tại các bệnh viện Việt Nam phòng khi đau ốm bất ngờ không? (Le Van Nam - ongnam…@yahoo.com)
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Thư ngỏ gửi cộng đồng Việt Nam tại hải ngoại - kêu gọi ủng hộ dự án Y học cùng cộng đồng chia sẻ các bài viết về bệnh tật, bảo vệ sức khỏe.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY