Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chiều 28/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mắc mới COVID-19

Tính đến 18 giờ ngày 28/4, Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới COVID-19, giữ nguyên tổng số 270 ca; tuy nhiên đã có 3 ca dương tính trở lại sau khi khỏi bệnh và có kết quả xét nghiệm âm tính.

Tính từ 6 giờ sáng ngày 16/4 đến 18 giờ ngày 28/4, Việt Nam đã có 12 ngày không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) hiện là 45.466 trường hợp, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.459; cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 36.684 trường hợp.

Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, trong các ca mắc COVID-19 đang điều trị, số ca có kết quả xét nghiệm 1 lần âm tính với virus SARS-CoV-2 là 8 ca; số ca có kết quả xét nghiệm 2 lần trở lên âm tính với virus SARS-CoV-2 là 7 ca.

Chiều nay (28/4), Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì họp Thường trực Chính phủ nghe báo cáo của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch COVID-19. Thủ tướng bày tỏ vui mừng khi 12 ngày liên tiếp không có ca lây nhiễm mới trong cộng đồng. Tại các vùng có nguy cơ cao được công bố tại cuộc họp trước đều không có ca lây nhiễm mới. Với 270 ca nhiễm COVID-19 trong 100 triệu dân, hệ số lây nhiễm dịch bệnh ở nước ta thuộc nhóm thấp nhất thế giới.

Việt Nam đã thực hiện tốt, có hiệu quả các biện pháp phòng chống dịch đúng đắn, chi phí thấp được các tổ chức quốc tế, các quốc gia đánh giá cao. Đến giờ phút này, có thể nói, Việt Nam đã cơ bản đẩy lùi được COVID-19.

Mặc dù vậy, theo Thủ tướng, hệ thống phòng chống dịch bệnh phải tiếp tục hoạt động 100%, “lúc này chưa phải là lúc xả hơi hoàn toàn”. Các địa phương cân nhắc không áp dụng các biện pháp cao hơn yêu cầu của Thủ tướng để tạo điều kiện cho sản xuất kinh doanh, ổn định đời sống nhân dân, nhất là một số ngành đạt quá thấp, bị ảnh hưởng nghiêm trọng như là du lịch, dịch vụ ăn uống, hàng không.

Các cơ quan chức năng, đặc biệt Ban Chỉ đạo quốc gia cần tiếp tục thực hiện chiến lược được đề ra, kiên quyết ngăn chặn dịch xâm nhập, phát hiện sớm, khoanh vùng dập dịch một cách kịp thời, hiệu quả. Mặc dù nguy cơ thấp, không có ca lây nhiễm trong cộng đồng (trong 12 ngày qua), nhưng việc tổ chức thực hiện Chỉ thị 19 trên một số góc độ, một số khu vực cần phải tiếp tục được quan tâm, nhất là trong kỳ nghỉ kéo dài. Theo đó, phải kiên quyết thực hiện các biện pháp đã nêu như tiếp tục đeo khẩu trang nơi đông người; đặc biệt là chống tình trạng tập trung đông người, không tuân thủ các biện pháp phòng dịch thông thường để bảo đảm một kỳ nghỉ lành mạnh, an toàn cho người dân, an toàn với dịch bệnh.

Trong số 8 bệnh nhân dương tính lại với virus SARS-CoV-2 sau khi khỏi bệnh, kết quả xét nghiệm mới nhất của bệnh nhân 52 và 149 ở Quảng Ninh và bệnh nhân 36 tại Bình Thuận đều âm tính với virus SARS-CoV-2 gây COVID-19.

Hiện các bệnh nhân này vẫn được cách ly, theo dõi tiếp tại các cơ sở y tế, điều trị nâng cao thể trạng, sức khỏe ổn định, không sốt, không ho.

Tất cả các trường hợp tiếp xúc gần với bệnh nhân 36 đều có kết quả xét nghiệm âm tính.

Tạ Nguyên/Báo Tin tức

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo tin tức (https://baotintuc.vn/suc-khoe/chieu-284-viet-nam-tiep-tuc-khong-ghi-nhan-ca-mac-moi-covid19-20200428174611815.htm)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những điều cần biết khi thực hiện xét nghiệm di truyền.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY