Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chiêu liêu nước: vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ

Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê, Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông, Terminalia citrina, Gaertn, Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin

Chiêu liêu nước - Terminalia calamansanai (Blanco) Rolfe (T. bialata Stend)., thuộc họ Bàng - Combretaceae.

Mô tả

Cây gỗ lớn cao đến 30m. Lá tụ họp ở ngọn nhánh, phiến bầu dục dài 15 - 20cm, rộng 6 - 10cm, chóp tù tròn, gốc từ từ hẹp, mỏng, không lông, gân phụ 4 - 6 cặp; cuống bám dai 5 - 6cm. Hoa xếp thành bông đơn ở nách lá, có lông vàng; hoa nhỏ, có lông, không có cánh hoa; nhị 10. Quả có cánh, dạng bầu dục với 2 cánh rộng đối nhau, hình chữ nhật, trải ra, rộng 3 - 4cm, có lông mịn trắng, hạt 1.

Hoa tháng 5, quả tháng 6-7.

Bộ phận dùng

Vỏ cây - Cortex Terminaliae.

Nơi sống và thu hái

Loài của Ân Độ, Thái Lan, Campuchia và Nam Việt Nam. Ở nước ta, cây mọc trong các rừng thưa ở Đồng Nai và Bà Rịa - Vũng Tàu.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Ở Campuchia, vỏ cây dùng sắc uống trị lỵ và dùng bổ sức cho phụ nữ sau khi sinh đẻ.

Ghi chú

Một số loài khác như Chiêu liêu xanh hay Bằng lăng khê - Terminalia alata Heyne ex Roxb, và Chiêu liêu lông - Terminalia citrina (Gaertn) Roxb ex Flem., đều có quả chứa tanin.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/chieu-lieu-nuoc-vo-cay-dung-sac-uong-tri-ly/)

Chủ đề liên quan:

chiêu liêu nước trị lỵ

Tin cùng nội dung

  • Thường dùng trị lỵ trực tràng, chữa sôi bụng, ăn không tiêu, viêm dạ dày, viêm ruột. Còn dùng trị ho gió, ho khan, mệt ít ngủ, thiếu sữa và dùng bó gãy xương
  • Ở Campuchia, vỏ cây được dùng phối hợp với các vị Thu*c khác để trị lỵ và trục giun. Lá được dùng trong toa Thu*c gọi là Maha Neaty dùng trị sốt có hiệu quả
  • Công dụng, chỉ định và phối hợp, Đồng bào Thái dùng trị lỵ amip và viêm đại tràng mạn tính
  • Ở Campuchia, thân cây được sử dụng làm các chế phẩm Thuốc trị lỵ và bệnh về gan và bệnh ghẻ cóc, Có khi người ta ngâm rượu làm Thuốc cho phụ nữ
  • Ở Nhật Bản người ta thường dùng trị lỵ, Lá được dùng trước đây, ở Trung Quốc làm Thuốc nhuộm móng tay như Lá móng
  • Ở Ân Độ, quả chưa chín sấy trên tro gỗ dùng làm Thuốc trị lỵ và ỉa chảy nhưng phải loại bỏ phần giữa có hạt
  • Người ta cũng cho biết cây này gây sẩy thai, ở Ân Độ, người ta dùng cây này với sữa cho phụ nữ có thai uống để gây sẩy thai
  • Ở miền Trung Việt Nam, hạt nghiền thành bột rồi hãm lấy nước uống dùng trị lỵ và các cơn đau bụng
  • Đây là bệnh truyền nhiễm lây bằng đường tiêu hóa do trực khuẩn lỵ (Shigella) gây nên. Lâm sàng biểu hiện với tình trạng nhiễm độc toàn thân, nhiễm độc thần kinh và viêm đại tràng ở các mức độ khác nhau.
  • Rau sam là loại rau rất thông dụng ở nước ta, mọc hoang và rất rẻ tiền. Rau sam giàu chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên ít người biết tác dụng chữa bệnh của nó. Rau sam chứa nước, protein, chất béo, carbohydrate, Ca, P; Fe; vitamin A, B1, C; các sắc tố nhóm betacyanidin...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY