Khoa học hôm nay

Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: 3 lợi ích và 3 nguy cơ

MangYTe - Những ngày qua, diễn đàn Cho học sinh dùng điện thoại trong lớp: nên không? đã thu hút sự quan tâm của bạn đọc. Nay chúng tôi xin tạm khép lại diễn đàn với 2 bài viết có góc nhìn mở về câu chuyện chưa có hồi kết này.

Học sinh trường thpt trưng vương (tp.hcm) sử dụng điện thoại trong những dịp sinh hoạt dưới sân trường - ảnh: tự trung

Con dao dùng để cắt rau thịt chuẩn bị thức ăn nhưng khi dùng có nguy cơ cắt phải ngón tay và cũng có thể dùng để gây thương tích cho người khác nếu người cầm nó không biết kiềm chế cảm xúc. vì sợ những nguy cơ, cha mẹ không cho trẻ đụng tới dao hay sao? thực tế, chúng ta biết cha mẹ dạy cho con biết cách dùng dao khi họ cảm thấy con đủ lớn.

Việc cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học cũng có hai mặt của vấn đề: lợi ích và nguy cơ. câu hỏi chính là làm sao chúng ta có thể tận dụng được những lợi ích của nó mang lại và tối giản những nguy cơ.

Ba lợi ích

Lợi ích của việc học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học bao gồm những gì? thứ nhất, học sinh có thể tiếp cận thông tin, kiến thức và công cụ cần thiết trên mạng để giải quyết vấn đề ứng dụng kiến thức của môn học trong lớp. điều này giúp học sinh tập trung vào phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề mà chúng ta biết là một trong năm kỹ năng quan trọng nhất cho người lao động trong thế kỷ 21.

Thứ hai, việc học sinh có khả năng tiếp cận thông tin giúp trường dần có thể chuyển qua triết lý giáo dục 4.0, không quá đặt nặng vấn đề nhớ thuộc lòng kiến thức. trong thời đại 4.0, việc truy cập, lưu trữ, biểu hiện thông tin là trách nhiệm và chuyên môn của robot. robot với trí tuệ nhân tạo có thể làm những việc này hiệu quả hơn con người.

Thứ ba, cho phép giáo viên có cơ hội đánh giá độ hiểu biết kiến thức mới ngay trong lớp học và điều chỉnh cách truyền đạt khi cần thiết. ví dụ ngay sau khi giáo viên dạy kiến thức mới, cho ví dụ rồi có thể cho một bài tập và đánh giá độ hiểu biết của học sinh trong lớp dùng ứng dụng đánh giá. như thế học sinh sẽ học hiệu quả hơn và giáo viên không phải chờ đến kỳ thi giữa kỳ hay cuối khóa mới biết vấn đề của từng học sinh.

Ba nguy cơ

Về nguy cơ, tôi xin nêu ba nguy cơ lớn và gợi ý cách giảm thiểu nguy cơ để đạt được những lợi ích trên. một là việc kiểm soát học sinh sử dụng điện thoại ngoài mục đích phục vụ học tập. chuyện này cũng đã từng tranh cãi ở các trường trung học mỹ cách đây không lâu. hướng giải quyết có hai cấp độ. ở cấp độ toàn trường, mạng di động cho học sinh chỉ cho phép đăng nhập vào một số website giáo dục nhất định và điện thoại của học sinh chỉ được phép cài đặt một số ứng dụng nhất định. ở cấp độ trong lớp học, giáo viên cho phép học sinh sử dụng điện thoại ở khung thời gian nhất định như lúc làm bài tập hay lúc cần trả lời câu hỏi; ngoài khung thời gian đó, học sinh không được sử dụng.

Hai là việc học sinh sử dụng điện thoại ngoài giờ học, cha mẹ làm sao kiểm soát được? cá nhân tôi không cho con có điện thoại di động đến khi chúng 16 tuổi. cách mà các trường học ở mỹ giải quyết là sử dụng máy tính bảng hay điện thoại không sim, sau khi sử dụng học sinh phải nộp lại cho nhà trường và không được phép đem ra khỏi trường. điều này đưa đến thử thách mới cho nhà trường đó là việc quản lý những thiết bị này như thế nào? nhưng tôi cho rằng thử thách này là vấn đề nhỏ.

Ba là việc sử dụng điện thoại có thể giảm hoặc thay thế tương tác giữa người và người. chúng ta đang chứng kiến thời gian và chất lượng tương tác giữa người và người ngày càng giảm vì con người ngày càng tăng thời lượng sử dụng những phương tiện công nghệ. trong khi đó, kỹ năng hợp tác và tương tác lại là một trong năm kỹ năng quan trọng nhất cho người lao động trong kỷ nguyên này.

Giải pháp ở trên cho phép chúng ta giới hạn giới trẻ trở nên "ghiền" công nghệ mà ảnh hưởng khả năng phát triển con người toàn diện. đương nhiên là khi cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học thì các em cần biết những nguyên tắc sử dụng mà trường đưa ra cũng như các kỹ năng sử dụng nó cho mục đích học tập.

Một học sinh lớp 9 ở tp.hcm học bài trực tuyến qua điện thoại - ảnh: như hùng

Khi người thầy có thể làm được việc đó thì quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại trong lớp sẽ không còn là vấn đề nên hay không nữa, bởi khi đó người học đã "tự nguyện" rời chiếc điện thoại vì thấy phí phạm.

Ngược lại, nếu thầy cô chưa thể kéo học sinh chú tâm vào tiết dạy của mình bằng ngôn ngữ trực quan thì sử dụng điện thoại làm công cụ hỗ trợ sẽ giúp cho bài học sinh động hơn, hoặc ít ra cũng đỡ nhàm chán. nếu quản lý tốt việc dùng này thì sử dụng điện thoại trong lớp lợi cho cả thầy lẫn trò. như vậy, với quy định cho phép học sinh sử dụng điện thoại, cả thầy cô giáo cũng cần học phương pháp sử dụng điện thoại mang lại lợi ích, từ đó khéo léo giúp học trò dùng phương tiện này hiệu quả.

Nhiều người lo lắng khi cho phép như vậy, biết đâu học sinh sẽ sa đà vào chiếc điện thoại mà quên học hành. thiết nghĩ, với một học sinh có ý thức, một lớp học có giáo viên bản lĩnh thì dù có gì lôi kéo, người học cũng sẽ toàn tâm với việc chính trên lớp là học và hành.

Suy cho cùng, chiếc điện thoại và những nội dung trên mạng không nên trở thành "mối nguy" trong suy nghĩ chủ quan của mỗi người rồi cấm tiệt. ngược lại, hãy tìm ra những nguy cơ trong khi sử dụng nó để tránh, phát huy những lợi ích từ những phương tiện này để nâng chất việc dạy và học lên.

Hay nói cách khác, làm sao để chúng ta sử dụng điện thoại chứ không phải điện thoại "sử dụng" ngược lại mình.

TẤN KHÔI

Ngày nào con có thể khôn?

Chúng ta có câu "đi một ngày đàng học một sàng khôn". nếu chúng ta sợ con đi lạc mà không dám cho con đi thì ngày nào con có thể khôn? do đó việc sử dụng điện thoại trong lớp học có nhiều lợi ích và cũng có nguy cơ, tuy nhiên nếu chúng ta không làm thì con em chúng ta sẽ ngày càng tụt hậu so với các nước khác và bản thân nhà trường cũng không có cơ hội để đánh giá vấn đề và giải quyết chúng để môi trường giáo dục ngày càng tiến bộ.

'Tụi em dùng điện thoại học, nhưng cũng có lúc lạm dụng chơi game, tán gẫu'

Tto - 'ngoài dùng điện thoại để phục vụ học tập, đôi lúc tụi em cũng có lạm dụng nó để chơi game, xem phim, tán gẫu với bạn...', một nữ sinh lớp 12 ở tp.hcm chia sẻ.

TRƯƠNG NGUYỆN THÀNH (ĐH Utah, Mỹ, tác giả sách Cha Voi)

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/cho-hoc-sinh-dung-dien-thoai-trong-lop-ba-loi-ich-va-ba-nguy-co-20200925202935225.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY