Theo những nhà thiên văn học phát hiện ra "Bức tường Nam Cực", đến từ Đại học Paris-Saclay (Pháp), cấu trúc này đã được quan sát với tầm nhìn rõ ràng. Lý do cho đến giờ Bức tường Nam Cực mới bị phát hiện là do vùng trung tâm thiên hà Milky Way rực sáng đã chắn ngang tầm nhìn từ Trái Đất đến đó.
Cận cảnh "Bức tường Nam Cực" (màu đỏ) ảnh: Đại học Paris-Saclay
Nếu chúng ta chừng choáng ngợp trước những phát hiện về những lỗ đen "quái vật" to bằng hàng chục triệu Mặt Trời, những thiên hà to và kinh khủng hơn Milky Way chứa Trái Đất, thì cấu trúc mới được phát hiện này là một con "khủng long bạo chúa" đích thực: Nó được xây nên bằng hàng trăm "viên gạch" ánh sáng, mỗi viên gạch chính là… một thiên hà.
Khung của bức tường là một mạng lưới được tạo thành bằng chuỗi khí hydro, các thiên hà treo trên đó giống như những vật trang trí lấp lánh.
Bức tường Nam Cực theo góc nhìn từ Trái Đất, với hàng trăm ngàn thiên hà tỏa sáng - ảnh: Đại học Paris-Saclay
Cấu trúc khổng lồ này trải dài tới 1,4 tỉ năm ánh sáng. Nó nằm liền kề với một khu vực gọi là "Khu vực tắc nghẽn thiên hà", trong một vùng không gian sâu thẳm gọi là vùng không gian được gọi là "phức hợp đám mây Chamaeleon" và cách Trái Đất nửa tỉ năm ánh sáng.
Theo tiến sĩ Daniel Pomarede, trưởng nhóm nghiên cứu, "Bức tường Nam Cực" được phát hiện trong quá trình họ đang xây dựng bản đồ vũ trụ 3D.
Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Astrophysical Journal.
Đây không phải lần đầu một cấu trúc dạng tổ hợp thiên hà được xác định. Cấu trúc lớn nhất từng được tìm thấy là Vạn Lý Trường Thành Hercules-Corona Borealis kéo dài 10 tỷ năm ánh sáng.
Chủ đề liên quan:
Anh Thư Theo Live Science bản đồ vũ trụ Daily Mail khủng long khủng long bạo chúa Nhà thiên văn học quái vật biển thiên văn học vùng trung tâm