Chuyện "vợ ăn bám" hay phụ thuộc kinh tế chồng đã không còn xa lạ trong các tâm sự của vợ trên loạt diễn đàn mạng. Rằng ở nhà chăm con, hi sinh nọ kia nhưng bị cả nhà chồng khinh miệt vì không làm ra tiền. Nhưng để vùng lên thoát ra hoặc có biện pháp giải quyết thấu đáo thì hầu như phụ nữ khó mà làm được ngay.
T. N chia sẻ câu chuyện của mình vừa trải qua: "Tôi chưa 1 ngày ăn bám chồng, vậy mà vẫn bị rơi vào hoàn cảnh lép vế trước anh ta. Nhưng chắc chắn tôi không chịu sự bất bình đẳng mãi".
N. cho biết, trước đây cô đi làm thu nhập cao hơn chồng nên lương tháng có bao nhiêu anh ta nộp hết cho vợ. Vì sợ chồng mặc cảm hoặc suy nghĩ về chuyện chênh lệch nên N. chủ động báo cáo kinh tế với anh, tháng này tiêu bao nhiêu, để ra được bao nhiêu. Thậm chí cần mua món đồ nào từ 1 triệu trở lên cô cũng hỏi ý kiến chồng để anh ấy thấy mình được tôn trọng.
Ảnh minh họa"Nhưng từ năm ngoái, ảnh hưởng dịch bệnh nên thu nhập của tôi giảm đi đáng kể. Chồng tôi khao khát mua ô tô nên nhận thêm việc về làm. Ngành của anh ấy cũng không thiệt hại gì nhiều. Một lần nhìn thấy tin nhắn nhận lương của vợ, chồng tôi hốt hoảng hỏi han, tôi cũng nói rõ sự tình. Ai ngờ nghĩ suy 1 ngày thì anh ấy đề nghị để anh ấy cầm kinh tế, coi như sự san sẻ cho tôi đỡ đau đầu.
Tin tưởng chồng, chúng tôi đổi vai. Từ đợt đấy chồng tôi hay rạch ròi kinh tế, bắt tôi phải tiết kiệm triệt để", N. chia sẻ.
Bình thường vợ chồng n. được 2 bên nội ngoại gửi rau, gà nhà nuôi lên khá nhiều nên phần thực phẩm cũng đỡ phần nào chi phí. song tuần này tủ lạnh không còn đồ ăn nữa, n. lại quên chưa rút tiền, ra chợ thì phải dùng tiền mặt, cô hỏi chồng đưa tiền đi chợ.
"Anh đố em làm được 3 món tươm tất với 40 nghìn đấy", mặt chồng N. tươi cười như kiểu muốn thử thách vợ chứ không có ý gì khác. Cô cũng vui vẻ đồng ý.
N. mua 1 mớ rau 5 nghìn, 10 nghìn lạc rang sẵn, 5 quả trứng gà 15 nghìn và 20 nghìn thịt để về tráng trứng. Cô cũng khá hài lòng về sự lựa chọn của mình.
Hôm sau là chủ nhật, thường N. sẽ nấu vài món ngon để đổi không khí so với ngày thường. Công cuộc rút tiền của cô có vẻ khó khăn khi đi 2 cây ATM đều bị lỗi. N. lại ở vùng ngoại thành mọi thứ cũng không tiện lắm.
Thấy chồng đang xem tivi, N. bảo anh đưa tiền đi chợ nhưng anh vẫn dùng "trò chơi" như hôm qua khiến cô có phần không thoải mái. Đang chuẩn bị đi thì điện thoại chồng N. có người gọi đến, anh đang tắm mở vòi nước lớn nên cô gọi thế nào cũng không được.
Chuông vừa tắt thì 1 dòng tin nhắn nổi lên: "Thế nào rồi? Đừng có nhả cho nó đồng nào, phải nắm thóp". Đoạn sau bị ẩn đi nên N. không nhìn rõ. Có nằm mơ cô cũng không tin được chồng cô lại nghe lời bạn bè về tính toán với vợ như thế, không rõ vơ hết tiền để nhằm mục đích gì!
Ảnh minh họaN. nhẹ nhàng đặt điện thoại xuống, lần này cô quyết tâm đến tận siêu thị cách nhà 8km để mua đồ bằng thẻ, không cần 40 nghìn của chồng đưa nữa.
"7h tối, tôi dọn cơm lên mà chồng hốt hoảng. 1 bàn thức ăn ê hề. Tôi cười tươi mời chồng ngồi xuống ăn cơm, đi lấy bia rót ra 2 ly dõng dạc: 'Nâng cốc nào chồng yêu'. Khỏi nói mặt anh ta nực cười thế nào, giật mình đến rơi cả chiếc cốc trên tay.
Tôi biết rõ anh ta rất muốn hỏi tôi tiền đâu ra để đi chợ thì tôi đã 'phủ đầu' luôn: 'Anh ạ, người chăm lo cho anh từng bữa ăn giấc ngủ là vợ anh, người sống bên anh hàng ngày, nửa đêm anh cần gọi 1 câu cũng dạ là vợ anh nên đừng sống theo lời 'bơm vá' của người ngoài. Đàn ông hơn nhau cả cái đầu biết suy nghĩ, biết phân biệt đúng sai chứ không phải hơn nhau ở việc kiếm bao nhiêu tiền đâu.
Em còn 849 nghìn trong tài khoản, anh thích anh cầm nốt đi. Ăn mâm cơm chia tay này xong thì gặp nhau trên tòa. Thế cho nhanh nhé", N. đã có màn xử lý cực "gắt" khiến chồng nghẹn giọng.
Vậy đấy các anh ạ, sai lầm của các anh là mang chuyện của mình đi tâm sự với người không có khả năng và "thẩm quyền" để giải quyết sau đó lại về cảnh giác với vợ. Hãy tỉnh táo, đừng vì sĩ diện và sự độc đoán cá nhân mà đánh mất cả gia đình.
theo gia đình & xã hội
link bài gốc lấy link
https://phapluatbandoc.giadinh.net.vn/chong-dua-40-nghin-thach-vo-di-cho-nau-duoc-3-mon-tuom-tat-den-luc-don-mam-com-len-anh-ta-soc-den-roi-ca-chiec-coc-162210905143025066.htmtheo gia đình & xã hội