Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Chu kỳ kinh nguyệt có thể bị chậm gần 1 ngày sau khi tiêm vắc xin COVID-19

Một nghiên cứu công bố ngày 6/1 trên tạp chí Obstetrics Gynecology cho thấy nhiều phụ nữ tiêm vắc xin ngừa COVID-19 đã gặp tình trạng chu kỳ kinh nguyệt chậm gần 1 ngày so với bình thường.

Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu tại Đại học Khoa học & Sức khỏe Oregon và Trường Y Warren Alpert của Đại học Brown, phối hợp với các nhà điều tra từ Natural Cycles, với sự tham gia của gần 4.000 phụ nữ và được công bố trên tạp chí "Obstetrics & Gynecology" (Sản phụ khoa).

Người đứng đầu nghiên cứu, tác giả chính alison edelman của đại học khoa học & sức khỏe oregon nói với afp rằng những ảnh hưởng của vắc xin covid-19 đến kinh nguyệt của người phụ nữ thường là nhỏ và tạm thời. bà cho biết phát hiện này "rất thuyết phục" và đã được những người từng trải qua những thay đổi này xác nhận.

Nghiên cứu cũng giúp phản bác những thông tin sai lệch phản đối tiêm phòng được lan truyền trên mạng xã hội. Việc chu kỳ kinh nguyệt tăng thêm 1 ngày không có ý nghĩ về mặt lâm sàng. Theo Liên đoàn Sản phụ khoa quốc tế, bất cứ thay đổi nào trong vòng dưới 8 ngày được xếp vào loại bình thường.

Chu kỳ kinh nguyệt của người phụ nữ thường kéo dài khoảng 28 ngày, nhưng không phải ai cũng giống nhau. Thậm chí ở cùng một người nhưng khoảng thời gian này cũng có thể thay đổi nếu bản thân căng thẳng.

Một phụ nữ được tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại một phòng khám ở Lawrence, Mass. (Ảnh: AP)

Trong nghiên cứu của mình, các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu ẩn danh từ một ứng dụng theo dõi khả năng sinh sản, ở những phụ nữ từ 18 đến 45 tuổi không sử dụng biện pháp Tr*nh th*i nội tiết tố (Thu*c Tr*nh th*i, tiêm, cấy Tr*nh th*i...).

Khoảng 2.400 người tham gia đã được tiêm chủng - phần lớn với Pfizer (55%), Moderna (35%) và Johnson & Johnson (7%). Khoảng 1.500 phụ nữ chưa được tiêm chủng cũng được đưa vào để so sánh.

Trong nhóm được tiêm chủng, dữ liệu được thu thập từ 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp trước khi tiêm chủng và từ 3 chu kỳ kinh nguyệt liên tiếp nữa (bao gồm chu kỳ trong hoặc sau khi tiêm chủng). Đối với những người chưa được tiêm chủng, dữ liệu được thu thập trong sáu chu kỳ liên tiếp.

Kết quả nghiên cứu cho thấy, so sánh tiêm chủng với nhóm chưa được tiêm chủng thì sau khi tiêm liều vắc xin đầu tiên, chu kì kinh nguyệt của những người tham gia nghiên cứu tăng trung bình 0,64 ngày. sau khi tiêm liều thứ hai, mức tăng là 0,79 ngày. phản ứng miễn dịch của vắcxin có thể là nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi.

Theo bà Edelman, hệ thống miễn dịch và hệ thống sinh sản có liên quan với nhau. Một hệ thống miễn dịch tăng tốc có thể có tác động đến trục dưới đồi (tuyến yên-buồng trứng), dẫn đến điều chỉnh thời gian của chu kỳ kinh nguyệt.

Những thay đổi dường như rõ rệt nhất khi việc tiêm chủng diễn ra sớm trong giai đoạn nang, tức là từ ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt đến ngày bắt đầu rụng trứng.

Nhóm nghiên cứu hiện hy vọng sẽ thu thập thêm dữ liệu về các chu kỳ tiếp theo của những phụ nữ được tiêm chủng để khẳng định thời gian chu kỳ trở lại bình thường, đồng thời mở rộng nghiên cứu ra toàn cầu nhằm xác định các tác động của các loại vắc xin khác nhau.

Theo AFP

https://afamily.vn/chu-ky-kinh-nguyet-co-the-bi-cham-gan-1-ngay-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-20220107164232985.chn
Mạng Y Tế
Nguồn: Afamily (https://afamily.vn/chu-ky-kinh-nguyet-co-the-bi-cham-gan-1-ngay-sau-khi-tiem-vac-xin-covid-19-20220107164232985.chn)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY