Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chữa cảm sốt bằng cây cúc tần

Theo y học cổ truyền: cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Chủ trị cảm sốt ho, bụng trướng, nôn oẹ, tiêu độc, tiêu đờm, bí tiểu tiện, phong thấp, đau mỏi lưng...
cây cúc tần còn gọi là cây từ bi, cây lức... có tên khoa học Pluchea indica Less thuộc họ cúc (Compositae). Ở nước ta cây mọc hoang và được trồng khắp nơi, thường trồng làm hàng rào cây xanh và lấy lá làm Thu*c. Cây nhỏ cao 2-3m, cành gầy; lá gần giống hình bầu dục, hơi nhọn đầu, gốc thuôn dài, mép lá có răng cưa, mặt dưới có lông mịn, phiến dài 4-5cm, rộng 1-2,5cm. Toàn cây (lá, cành, rễ) đều có thể dùng làm Thu*c. Lá thường dùng tươi (hái lá non và lá bánh tẻ) thu hái quanh năm, cành và rễ thường dùng khô, làm Thu*c.

Trong toàn cây chủ yếu có tinh dầu mùi thơm đặc trưng. Theo y học cổ truyền: cúc tần có vị đắng, cay, thơm, tính ấm. Chủ trị cảm sốt ho, bụng trướng, nôn oẹ, tiêu độc, tiêu đờm, bí tiểu tiện, phong thấp, đau mỏi lưng. Dùng dưới dạng Thu*c sắc (ngày uống 10-20g) hay Thu*c xông. Dùng ngoài không kể liều lượng.

Chữa nhức đầu cảm sốt: Lá cúc tần tươi 2 phần, lá sả một phần, lá chanh một phần (mỗi phần khoảng 8-10g) đem sắc với nước, uống khi còn nóng. Cho thêm nước vào phần bã đun sôi, dùng để xông.

Cũng có nơi nhân dân dùng lá cúc tần phối hợp với lá bàng (có tính mát) và lá hương nhu, sắc uống có công dụng chữa cảm sốt.

Chữa đau mỏi lưng: Lấy lá cúc tần và cành non đem giã nát, thêm ít rượu sao nóng lên, đắp vào nơi đau ở hai bên thận.

Chữa chấn thương, bầm giập: Lấy lá cúc tần giã nát nhuyễn đắp vào chỗ chấn thương sẽ mau lành.

BS.Vũ Nguyên Khiết

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (http://suckhoedoisong.vn/chua-cam-sot-bang-cay-cuc-tan-n3110.html)

Tin cùng nội dung

  • Theo y học cổ truyền, hạt đậu Hà Lan vị ngọt, tính bình, không độc, có tác dụng bổ tỳ vị, lợi tiểu tiện, chỉ tả lỵ, tiêu ung độc;
  • Không chỉ là thực phẩm thông dụng, những món ăn từ thịt hến còn có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, giải khát, trừ phiền nhiệt, lợi tiểu,…
  • Phòng chẩn trị y học cổ truyền lương y Phan Văn Lý tọa lạc tại số 45/8 đường Hùng Vương, khu phố 4, thị trấn Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh tuy không lớn nhưng đã trở thành địa chỉ quen thuộc được nhiều bệnh nhân tìm đến.
  • Theo y học cổ truyền hoa lẻ bạn có vị ngọt, nhạt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, chống viêm, cầm máu, nhuận phế, giảm ho, giải độc.
  • Theo y học cổ truyền, lá cây cúc lương có vị ngọt nhạt, hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm nắng, tiêu tích trệ.
  • Nhân dân thường thu hái thân cây về làm chổi (chổi xuể) quét nhà. Khi bị cảm sốt, dùng ngay chổi này đốt dưới giường, chõng của người ốm nằm để chữa bệnh.
  • Theo y học cổ truyền, có 8 cách để làm giảm béo phì như cách hóa thấp, khử đờm, lợi thủy, thông thông phủ, tiêu đạo,...
  • Theo y học cổ truyền, lá trầu không có vị cay nồng, mùi thơm hắc, tính ấm, có tác dụng trừ phong, tiêu viêm, sát trùng, kháng khuẩn. Cây trầu không được trồng ở khắp nơi trong nước ta để lấy lá ăn trầu (lá trầu không, vôi, cau và vỏ cây), ngoài ra lá trầu không còn được dùng làm Thu*c.
  • Cúc tần còn có tên khác là cây lức, từ bi, phật phà (Tày), là loại cây bụi, cao 1-2m. Cành mảnh, có lông sau nhẵn. Lá mọc so le, màu lục xám, mép khía răng, gần như không cuống.
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY