Cây thuốc quanh ta hôm nay

Chữa cảm sốt chân tay mỏi: với cây cúc lương

Theo y học cổ truyền, lá cây cúc lương có vị ngọt nhạt, hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm nắng, tiêu tích trệ.
Theo y học cổ truyền, lá cây cúc lương có vị ngọt nhạt, hơi đắng. Có tác dụng thanh nhiệt, giải cảm nắng, tiêu tích trệ. Dùng chữa cảm sốt, viêm ruột, tiêu chảy, ho khản tiếng…

Cây cúc lương còn có nhiều tên gọi khác, như: cây đỏ ngọn, vàng la, lành ngạnh, ngành ngạnh, thành ngạnh, hoàng ngưu trà, người Thái gọi là mạy tỉu, người Tày gọi là mạy tiện... Là loại cây nhỏ, có gai ở gốc, cành non có lông tơ, màu tro. Phía ngọn có màu đỏ do lông tơ màu đỏ nên một số địa phương gọi là cây đỏ ngọn. Lá hình mác dài, mọc đối, mặt gân chính đỏ đến 1/3 lá non gân lá và lá có màu đỏ đến quá nửa. Hoa mọc trên những cành ngắn có lông màu tía. Quả nang, hạt hình trứng dài. Cây mọc hoang ở nhiều tỉnh phía Bắc nước ta, hay gặp nhất trên các đồi trọc vùng trung du bà con thường lấy ngọn non của cây dùng làm rau ăn sống và dùng để nấu canh chua. Lá dùng pha trà để uống dễ tiêu hoá và giải nắng nóng. Để làm Thu*c và làm nước uống người ta thường hái lá dùng tươi hoặc ủ rồi phơi khô mới dùng.

Bài Thu*c thường dùng

Bài 1: chữa cảm sốt chân tay mỏi: Lá cây cúc lương 15g, lá ngải hoa vàng (thanh hao hoa vàng) 15g. Tất cả rửa sạch, cho 500ml nước, sắc còn 250ml, chia 2 lần uống lúc còn nóng. Kết hợp với ăn cháo giải cảm sẽ nhanh khỏi.

Bài 2: Chữa đau đầu, mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ ở người tăng huyết áp: Lá cây cúc lương 30g, hoa hòe 15g cho vào ấm hãm thay chè uống hàng ngày.

Bài 3: Hỗ trợ tiêu hóa, giúp ăn ngon… dùng cho phụ nữ sau sinh: Lá cây cúc lương 15 - 30g rửa sạch, đun nước sôi hãm thay trà, uống hàng ngày, có thể thêm lá vối.

Ngoài ra ở một số địa phương bà con thường lấy lá hoặc vỏ cây sắc uống chữa kinh nguyệt không đều, táo bón. Hiện nay, Học viện Quân y đã nghiên cứu đề tài cấp bộ, cấp nhà nước và đã tiến hành sản xuất trà về cây cây cúc lương có tác dụng chống ôxy hóa, hạn chế lão hóa, giúp cải thiện tuần hoàn não, cải thiện giấc ngủ ngon, điều hòa huyết áp, kích thích tiêu hóa, giảm mệt nhọc sau lao động, gắng sức,… nhằm phục vụ chăm sóc sức khỏe bộ đội và nhân dân.

Bác sĩ Nguyễn Văn Khoa

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-chua-cam-sot-chan-tay-moi-voi-cay-cuc-luong-6351.html)

Tin cùng nội dung

  • Em có người anh họ mắc ung thư máu. Gần đây em thường mệt mỏi, nhức tay chân, sốt nhẹ, hạch cổ to...
  • Mangyte -Sốt cao co giật ở trẻ em có nhiều nguyên nhân khác nhau, phần lớn do biểu hiện phản ứng nhiễm khuẩn của cơ thể mà gây ra như: viêm họng, viêm não, viêm màng não, viêm phổi…
  • Sỏi mật là nguyên nhân chính gây nhiễm khuẩn gan mật, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ gây nhiều biến chứng nặng.
  • Khi trẻ bị sốt, các bà mẹ sẽ nghĩ ngay đến việc lau mát để giảm nhiệt độ, nhưng không phải ai cũng biết lau mát đúng cách.
  • Sốt phát ban là bệnh rất thường gặp ở trẻ em, nhất là trẻ thuộc nhóm tuổi từ 6 - 36 tháng tuổi. Đây là giai đoạn trẻ có sức đề kháng rất kém vì lượng kháng thể tự nhiên của mẹ truyền cho trẻ đã giảm xuống đáng kể trong khi hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện.
  • Bệnh sốt rét (Malaria) là một bệnh nhiễm trùng rất nghiêm trọng, mà bạn có thể mắc phải từ một vết cắn của muỗi mang mầm bệnh. Các triệu chứng phổ biến nhất, là sốt và mệt mỏi giống cảm cúm. Bệnh sốt rét có thể xảy ra trong vòng một năm, sau khi đi du lịch đến khu vực có bệnh sốt rét. Việc điều trị kịp thời bệnh sốt rét là cấp thiết, nếu không điều trị có thể Tu vong.
  • Sốt là một dấu hiệu của nhiều tình trạng khác nhau, bao gồm cả nhiễm trùng. Nhiệt độ bình thường của bạn có thể khác chút ít so với nhiệt độ cơ thể trung bình (98,6oF hay 37oC).
  • Cây đại ngải còn có tên khác là đại bi, từ bi xanh, bơ nạt. Người Tày gọi là phặc phả, người Thái gọi là co nát. Là loại cây nhỏ, cao khoảng 1 - 3m, thân phân cành ở phía ngọn, nhiều lông.
  • Sốt là hiện tượng tăng thân nhiệt, đây là triệu chứng thường gặp của nhiều bệnh lý toàn thân và xuất hiện ở nhiều loại bệnh khác nhau gây nên rối loạn điều hòa thân nhiệt làm phá vỡ sự cân bằng giữa sinh nhiệt và thải nhiệt của cơ thể.
  • Sốt ở trẻ em. Nguyên nhân gây sốt là gì? Sốt sẽ kéo dài bao lâu? Tôi làm gì để chăm sóc khi trẻ bị sốt? Khi nào tôi nên gọi điện thoại bác sĩ nếu trẻ bị sốt?
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY