Số bệnh nhân phải cách ly điều trị này được cộng dồn từ nhiều ngày qua trên cả nước, bao gồm người bị sốt sau khi đi về từ vùng dịch viêm phổi do nCoV ở Trung Quốc, người tiếp xúc gần với các bệnh nhân.
Đến nay chỉ có hai 2 trường hợp điều trị ở Bệnh viện Chợ Rẫy dương tính với virus gây viêm phổi ở Vũ Hán, là hai bố con người Trung Quốc lây cho nhau. Hiện người con đã âm tính với nCoV, khỏi bệnh sau một tuần điều trị, người bố xét nghiệm vẫn còn dương tính nên vẫn tiếp tục cách ly theo dõi.
31 bệnh nhân còn lại đang chờ kết quả xét nghiệm nCoV, trong đó có 30 người ở miền Bắc và một trường hợp miền Trung.
"Hiện chưa có công dân Việt Nam, cán bộ y tế bị lây nhiễm nCoV gây viêm đường hô hấp cấp", Bộ Y tế thông tin trong báo cáo công tác y tế dịp Tết Nguyên đán, sáng 30/1.
Ngoài ra có 56 trường hợp sức khỏe bình thường, không có dấu hiệu sốt, ho nhưng vẫn được cách ly theo dõi do có tiếp xúc gần với người nghi ngờ bị nhiễm virus nCoV.
Chăm sóc bệnh nhân nhiễm virus nCoV (áo sọc) trong phòng cách ly tại Bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: Đ.H. |
Dịch viêm phổi lạ bắt nguồn từ virus corona chủng nCoV khởi phát từ thành phố Vũ Hán từ ngày 31/12/2019, hiện đã lan rộng đến nhiều quốc gia.
Tính đến ngày 30/1, toàn thế giới có 7.864 trường hợp dương tính với bệnh viêm phổi Vũ Hán, 170 ca Tu vong. Trong đó, riêng Trung Quốc có 7.771 bệnh nhân viêm phổi. Số ca bệnh đã vượt qua đợt dịch SARS vào năm 2002-2003.
Hiện, Trung Quốc đã phong tỏa ổ dịch Vũ Hán "nội bất xuất ngoại bất nhập" cùng hơn 10 tỉnh thành khác.
Tổ chức Y tế Thế giới WHO vẫn tỏ ra tương đối thận trọng khi chưa ban bố tình trạng y tế khẩn cấp toàn cầu. Hôm 27/1, cơ quan nâng cảnh báo về bệnh dịch từ "vừa phải" lên mức "cao". Hiện, các nước trên thế giới đang ráo riết chạy đua trong công cuộc điều chế vắcxin chữa bệnh viêm phổi. Các nhà khoa học cân nhắc sử dụng loại vắcxin sẵn có dùng để điều trị virus SARS hoặc Thu*c dành cho bệnh HIV.
Tại Việt Nam, sau khi ghi nhận 2 trường hợp dương tính với viêm phổi Vũ Hán tại Bệnh viện Chợ Rẫy, Bộ Y tế đã thực hiện kích hoạt Trung tâm đáp ứng khẩn cấp với sự kiện Y tế công cộng Việt Nam để ứng phó khẩn cấp với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV. 11 tỉnh thành được yêu cầu phối hợp ngành y tế điều tra, xử lý ổ dịch trong trường hợp phát hiện ca mắc hoặc nghi ngờ viêm phổi do virus nCoV.
Việt Nam triển khai áp dụng tờ khai y tế đối với các hành khách nhập cảnh đến từ Trung Quốc từ 0h ngày 25/1. Thành lập 40 Đội phản ứng nhanh về với dịch bệnh này để hỗ trợ tăng cường cho các địa phương khi xuất hiện các trường hợp mắc hoặc nghi mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp do nCoV gây ra.
Bộ Y tế yêu cầu các bệnh viện phát hiện sớm và chuẩn bị tốt việc phòng, chống bệnh dịch. Rà soát các trang thiết bị, vật tư, hóa chất, Thu*c, bố trí nhân lực, thực hiện nghiêm chống nhiễm khuẩn tại các bệnh viện. Bộ Y tế cũng công bố số điện thoại đường dây nóng (19003228) để tiếp nhận các thông tin, ý kiến về tình hình dịch bệnh trên toàn quốc và để tư vấn về cách chăm sóc bản thân để phòng chống dịch bệnh.
Ngày 28/1, Bộ Y tế cũng yêu cầu Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương (cơ sở Kim Chung, Đông Anh, Hà Nội) tiếp nhận người bệnh từ Hà Tĩnh trở ra. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương, người bệnh sẽ được chuyển đến các Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện Nhi Trung ương.
Bệnh viện Trung ương Huế tiếp nhận người bệnh khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên (từ Quảng Bình đến Phú Yên).
Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM tiếp nhận người bệnh thuộc các tỉnh từ Khánh Hòa trở vào. Trường hợp hết cơ số giường bệnh dự phòng của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP HCM, người bệnh sẽ được chuyển đến Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Nhi đồng 1, Bệnh viện Nhi đồng 2, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.
Mẫu bệnh phẩm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp tính do nCoV sẽ được gửi đến Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương đối với các tỉnh khu vực phía Bắc; Viện Pasteur Nha Trang đối với các tỉnh khu vực miền Trung; Viện Pasteur TP HCM đối với các tỉnh khu vực phía Nam để xét nghiệm.
Bộ Y tế yêu cầu ngành y tế địa phương bảo đảm nguyên tắc cách ly triệt để người nghi ngờ mắc bệnh theo 3 khu vực lưu: khu người bệnh nghi ngờ; khu người bệnh đã được chẩn đoán xác định và khu người bệnh trước khi xuất viện, tránh lây nhiễm chéo.
Chủ đề liên quan:
corona virus lây nhiễm nhiễm nCoV viêm phổi lạ viêm phổi trunng quốc viêm phổi vũ hán việt nam