Tôi năm nay 34 tuổi, chuẩn bị lập gia đình. Hơn 5 năm nay tôi có thói quen thủ dâm tần suất khoảng 10 ngày hoặc hơn 10 ngày một lần. Gần một năm nay D**ng v*t cương rất yếu, chỉ hơi cương lên rồi xìu xuống ngay nên tôi rất lo cho đời sống vợ chồng sau này. Có khi buổi sáng thức dậy D**ng v*t thỉnh thoảng cũng không cương, dùng tay kích thích dữ lắm mới cương nhẹ.
Tôi đi khám nam khoa ở BV Bình Dân một lần, các bác sĩ cho dùng Thu*c nhưng không có chuyển biến gì hết. Tôi rất ít uống rượu bia và không hút Thu*c. Tôi có nên đi làm các xét nghiệm để tìm đúng nguyên nhân và có thể làm xét nghiện tinh dịch đồ được không.
Vì tôi ở tỉnh nên cũng không có thời gian, định tranh thủ đi một lần và kết hợp nhiều xét nghiệm được không? Nhờ bác sĩ tư vấn giúp.Trân trọng cảm ơn. (Huy Phong)
Trước tiên, tôi xin chia sẻ với anh về trục trặc đang gặp phải. Quả thật, với đa số nam giới, đây có thể xem là "nỗi khổ không thể nói nên lời".
Tôi xin tóm tắt tình huống của anh như sau: Những năm trước, anh không gặp vấn đề trục trặc về hoạt động của "cậu bé". Nhưng trong khoảng một năm trở lại đây, anh bắt đầu gặp cảnh "cậu bé không chịu nghe lời".
- Hưng phấn T*nh d*c gây ra bởi các kích thích trực tiếp lên D**ng v*t, các kích thích gián tiếp đến từ vuốt ve mớn trớn, K*ch d*c bằng mắt, tai hay trí tưởng tượng, kích thích đến từ tâm lý, tình cảm…
- Cơ chế giãn nở, co thắt của hệ mạch máu ở D**ng v*t. Nói cụ thể, sự cương dương là do sự chèn ép của tĩnh mạch dẫn đến máu bị giữ lại ở thể hang, gây trạng thái cương cứng do tích tụ máu.
Như vậy, bất kỳ trục trặc nào xảy ra và gây ảnh hưởng lên một trong 3 yếu tố vừa nêu đều gây ra biểu hiện rối loạn cương dương ở cánh mày râu.
- Các bệnh lý thực thể như tiểu đường, tăng huyết áp, rối loạn mỡ trong máu, bệnh lý tuyến giáp, bệnh gan, thận, thần kinh…
- Sụt giảm hormone testosterone ở nam giới mắc chứng mãn dục (dù chứng này thường gặp ở nam giới trên 50).
- Thăm khám và đánh giá sức khỏe tổng quát. Các bệnh lý thực thể được ghi nhận có thể liên quan đến chứng rối loạn cương dương như tăng huyết áp, đái tháo đường, rối loạn lipid máu… đều có thể phát hiện thông qua các xét nghiệm trong đánh giá sức khỏe tổng quát.
- Anh có thể đến khám một lần nữa tại chuyên khoa Nam khoa với các xét nghiệm tổng quát chứng minh sức khỏe chung là hoàn toàn bình thường.
Bên cạnh đó, anh cũng cần chia sẻ với bác sĩ về bệnh hay Thu*c mà mình đang phải dùng hoặc đã dùng trong một thời gian dài trước đây. Trên cơ sở đó, bác sĩ sẽ loại bỏ được một số nguyên nhân của hội chứng này. Anh cũng có thể yêu cầu làm xét nghiệm hormone nam giới, và kể cả xét nghiệm tinh trùng đồ nếu có nhu cầu.
- Yếu tố tâm lý và lối sống là những khía cạnh mà anh có thể tự can thiệp. Hãy giữ tinh thần ổn định, tâm lý thoải mái, tự tin, việc này trước hết giúp cho anh giảm bớt áp lực lên bản thân, đồng thời cũng có ảnh hưởng tích cực lên sức khỏe và bản lĩnh nam giới của mình.
Anh cần duy trì lối sống lành mạnh, tăng cường thể thao, đảm bảo dinh dưỡng. Những cố gắng này sẽ mang đến cho anh một sức khỏe tốt, trong đó có cả sức khỏe T*nh d*c.
Điều sau cùng tôi muốn chia sẻ là, không thể có một cách chẩn đoán nhanh chóng, cũng không thể có một biện pháp điều trị nhanh chóng, tất cả đều cần có thời gian, nỗ lực của y bác sĩ và sự tham gia của bệnh nhân.
Việc y bác sĩ cho Thu*c vừa là một biện pháp điều trị, vừa là một phương pháp chẩn đoán (trong y học gọi là chẩn đoán bằng điều trị thử, nhằm loại trừ dần các nguyên nhân, đồng thời tìm ra phương Thu*c điều trị thích hợp).
Nói như vậy, anh cần kiên trì tham gia điều trị, chứ đừng sớm thất vọng và mất niềm tin vào bác sĩ chuyên khoa mà ngừng điều trị như lần trước ở bệnh viện.
Chủ đề liên quan:
trên bảo dưới không nghe