Cơ Xương Khớp hôm nay

Là một phân ngành y khoa thuộc khối lâm sàng, giữ chức năng khám chữa và khắc phục những tổn thương và rối loạn bệnh lý hệ vận động cơ, xương, khớp. Khoa Cơ Xương Khớp thông thường được phân biệt thành 2 chuyên khoa nhỏ: Nội Cơ Xương Khớp và Ngoại Cơ Xương Khớp.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp bấm huyệt có khỏi không?

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp bấm huyệt có nguồn gốc từ y học cổ truyền. Phương pháp này có tác dụng kiểm soát các cơn đau và các triệu chứng đi kèm.

xoa bóp bấm huyệt là liệu pháp điều trị từ y học cổ truyền. tác động từ liệu pháp này giúp kích thích mạch máu, giải phóng chèn ép nhằm làm giảm cơn đau và các triệu chứng của các bệnh lý xương khớp. bên cạnh những biện pháp chuyên sâu, bệnh nhân thoát vị đĩa đệm có thể hỗ trợ quá trình điều trị bằng liệu pháp này.

Chữa thoát vị đĩa đệm bằng xoa bóp bấm huyệt có khỏi không?

Thoát vị đĩa đệm là thuật ngữ đề cập đến tình trạng đĩa đệm bị nứt, rách khiến nhân nhầy bên trong tràn ra ngoài. nhân nhầy đè nén lên các đốt sống, dây thần kinh xung quanh và làm phát sinh cơn đau.

Đây là bệnh mãn tính thường gặp ở những người cao tuổi. Hiện nay chưa có bất cứ phương pháp nào có thể điều trị dứt điểm bệnh lý này. Các phương pháp điều trị chỉ tập trung vào việc kiểm soát cơn đau, các triệu chứng đi kèm và ngăn ngừa những biến chứng nguy hiểm.

Khi cơn đau phát sinh, người bệnh thường có thói quen sử dụng Thu*c giảm đau, chống viêm để cải thiện. tuy nhiên việc lạm dụng Thu*c có thể gây tổn thương lên gan, thận và các cơ quan tiêu hóa. vì vậy để hỗ trợ quá trình điều trị, người bệnh có thể kết hợp với các phương pháp từ y học cổ truyền – chẳng hạn như xoa bóp bấm huyệt.

Xoa bóp bấm huyệt sử dụng lực từ bàn tay, ngón tay để giải phóng huyết ứ, giảm chèn ép lên dây thần kinh và đốt sống. bên cạnh đó, tác động từ liệu pháp này còn thúc đẩy lưu thông máu, điều hòa khí huyết và làm giảm cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra.

Liệu pháp này chỉ có tác dụng giảm đau tạm thời, không tác động đến đĩa đệm bị tổn thương. do đó xoa bóp bấm huyệt không thể chữa trị dứt điểm bệnh lý này mà chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị.

Thực hiện xoa bóp bấm huyệt cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm

Mặc dù xoa bóp bấm huyệt ít khi gây ra các tác dụng phụ, tuy nhiên nếu thực hiện không đúng cách, cơn đau có thể không được cải thiện hoặc có thể trở nên nặng nề hơn.

1. Làm giãn các cơ ở vùng lưng và mông

Vùng thắt lưng và mông là những vị trí phải chịu áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể và các hoạt động sinh hoạt thông thường. Vì vậy, các cơn đau nhức có xu hướng xuất hiện tại những vị trí này.

Để làm giảm cơn đau, trước tiên bạn phải tác động để làm giãn các cơ ở vùng lưng dưới và mông.

    Bước 1: Thực hiện day từ đốt sống lưng đến mông khoảng 3 lần (Day là động tác sử dụng gốc bàn tay ấn trực tiếp lên da và di chuyển theo hình tròn).
  • Bước 2: Thực hiện lăn từ hai bên cột sống thắt lưng đến mông khoảng 3 lần (Lăn – dùng mu bàn tay và các khớp ngón tay lăn nhẹ lên vùng đau nhức).
  • Bước 3: Thực hiện bóp hai bên cột sống thắt lưng xuống mông trong khoảng 3 lần (Bóp là động tác dùng hai bàn tay bóp nhẹ vào thịt của bệnh nhân).

2. Tác động lên vị trí cột sống bị thoát vị đĩa đệm

Trước khi tiến hành ấn huyệt, bạn cần xác định được vị trí của các huyệt cần thực hiện.

Vị trị huyệt:

    Thận du: Cách mỏm gai đốt sống thắt lưng số 2 1,5 tấc ra phía ngoài.
  • Cách du: Cách mỏm gai đốt sống thắt lưng số 6 1,5 tấc ra phía ngoài.
  • Đại trường du: Cách mỏm gai đốt sống thắt lưng số 4 1,5 tấc ra phía ngoài.
  • A thị huyệt: Huyệt nằm giữa hai đốt sống, khi ấn vào có cảm giác đau.

Thực hiện bấm huyệt lên vùng đốt sống có đĩa đệm thoát vị:

    Ấn – day – xoay: Sử dụng ngón tay cái ấn day xoay theo chiều kim đồng hồ vào huyệt thận du và đại trường du. Thực hiện trong thời gian 3 – 5 phút nhằm làm mềm cơ bắp và giảm hiện tượng co rút cơ.
  • Bấm huyệt: Sau khi cơ bắp giãn ra, bắt đầu thực hiện bấm huyệt vào các huyệt thận du, đại trường du, cách du và a thị huyệt. Thực hiện bấm huyệt trong khoảng 1 phút – không nên day khi bấm huyệt vì có thể gây đau đớn và bầm tím.
  • Nắn chỉnh: Sử dụng ngón tay cái ấn nắn vào vị trí đĩa đệm bị thoát vị. Chỉ ấn nắn với lực vừa phải, thực hiện trong 3 – 5 phút.

lưu ý: bạn nên chụp ct hoặc mri để xác định vị trí đĩa đệm bị thoát vị trước khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt. việc xác định đúng vị trí đĩa đệm bị tổn thương sẽ giúp liệu pháp đạt được kết quả tốt nhất.

Cấu trúc xương khớp và mức độ thoát vị ở mỗi bệnh nhân là khác nhau. do đó cần xoa bóp bấm huyệt từ nông đến sâu, từ nhẹ đến mạnh. không nên sử dụng lực quá mạnh khi thực hiện. điều này có thể làm tổn thương cột sống, cơ bắp và dây thần kinh xung quanh.

Thực hiện xoa bóp bấm huyệt 1 lần/ ngày trong vòng 30 ngày. có thể thực hiện 2 – 3 liệu trình trong một năm để hỗ trợ điều trị thoát vị đĩa đệm.

Những điều cần lưu ý khi thực hiện xoa bóp bấm huyệt

Xoa bóp bấm huyệt giúp làm giảm cơn đau và các triệu chứng đi kèm ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm. tuy nhiên liệu pháp này chỉ có tác dụng hỗ trợ quá trình điều trị.

Vì vậy bên cạnh việc thực hiện xoa bóp bấm huyệt, người bệnh cần kết hợp với chế độ sinh hoạt, luyện tập và dinh dưỡng hợp lý để giảm triệu chứng và kiểm soát mức độ tiến triển.

    Luyện tập 15 – 30 phút mỗi ngày có tác dụng cải thiện xương khớp, tăng cường sức mạnh cơ bắp và kích thích máu tuần hoàn. Các chuyên gia cơ xương khớp cho biết, tác động từ hoạt động thể chất còn làm giảm triệu chứng cứng khớp, tê bì và đau đớn ở bệnh nhân thoát vị đĩa đệm.

Hầu hết các trường hợp thoát vị đĩa đệm đều đáp ứng tốt với điều trị nội khoa. chỉ có một số ít bệnh nhân phải can thiệp phẫu thuật do chậm trễ trong quá trình chữa trị.

Thông tin trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không phải tư vấn chuyên môn. Chúng tôi không đưa ra lời khuyên thay thế cho chỉ định từ nhân viên y tế!

Mạng Y Tế
Nguồn: Thuốc dân tộc (https://thuocdantoc.vn/benh/chua-thoat-vi-dia-dem-bang-xoa-bop-bam-huyet)

Tin cùng nội dung

  • Lạnh đầu chi y học hiện đại gọi là bệnh Raynaud. Sau đây là một số thủ pháp day bấm huyệt trị bệnh này.
  • Tôi có tiền sử thoát vị đĩa đệm, đã từng phẫu thuật 2 lần. BS cho tôi hỏi, thoát vị đĩa đệm có dẫn đến yếu S*nh l* và hiếm muộn không? (Nguyễn Thanh - TPHCM).
  • Giới áo đầm, cổ cồn cũng có nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm, cứ tưởng bệnh chỉ kết” người mang vác nặng, làm việc chân tay nhiều...
  • Em và em trai đều bị bệnh thoát vị bẹn ở háng từ nhỏ, có cách nào để bệnh này không di truyền không, thưa BS?
  • Xoa bóp không đúng cách nhiều khi càng cho chỗ bị chấn thương thêm nghiêm trọng. Mangyte xin giới thiệu cách chăm sóc chấn thương như sau:
  • Sự căng thẳng do bị áp lực trong cuộc sống nếu không được giải tỏa nhất là đối với những người làm việc với cường độ cao, học sinh bị áp lực thi cử kéo dài có thể trở thành stress mạn tính dẫn suy nhược thần kinh, ... Để giảm bớt căng thẳng có thể áp dụng các động tác xoa bóp bấm huyệt sau đây.
  • Xoa bóp bấm huyệt làm trong giai đoạn có tê, đau, khó chịu, cứng khớp vùng cổ gáy có hiệu quả tốt
  • Mất ngủ được coi là tình trạng rối loạn giấc ngủ, thường gặp ở người già hoặc người làm việc trí óc căng thẳng. Người bị mất ngủ khó rơi vào giấc ngủ hoặc không duy trì được giấc ngủ dài như mong muốn, kèm theo đau đầu, chóng mặt, hồi hộp, lo lắng, mệt mỏi, ảnh hưởng đến sức khỏe. Mất ngủ có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, người già thường dễ bị mất ngủ hơn.
  • Bàn chân được gọi là trái tim thứ hai bởi vì đại não và các cơ quan khác trong cơ thể đều có một khu phản ánh của riêng mình trên bàn chân. Khi tác động với một phương thức thích hợp vào khu vực tương ứng với tạng phủ nào thì sẽ gây phản xạ kích thích làm hưng phấn và nâng cao năng lực hoạt động của tạng phủ đó.
  • Các động tác xoa bóp đúng cách và phù hợp với tình trạng từng thai phụ sẽ giúp họ nhanh chóng giảm những cơn đau và sự mệt mỏi.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY