Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chưa xác định được nguồn lây nhiễm của bệnh nhân thứ 133 mắc Covid-19

(MangYTe) - Trước khi phát hiện mắc Covid -19, bệnh nhân số 133 đã điều trị khoảng 3 tuần tại Bệnh viện Bạch Mai trước khi phát hiện mắc Covid-19

Sáng 25/3, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn đã chủ trì cuộc làm việc với Bệnh viện Bạch Mai, các chuyên gia, các đơn vị chức năng.

Tại cuộc họp, Bộ Y tế xác định Bệnh viện Bạch Mai đã trở thành một "ổ dịch", có lây nhiễm chéo với 3 ca bệnh đã xác định và một số ca bệnh khác đang làm xét nghiệm lần thứ 2, bao gồm cả bệnh nhân, thân nhân và nhân viên y tế.

Theo PGS-TS Lê Thị Quỳnh Mai - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, virus corona tồn tại trong 3 giờ ở dạng khí dung, 3 ngày trên bề mặt nhựa và lâu hơn trên sắt thép không gỉ, vì vậy cần tập trung làm vệ sinh các bề mặt, tăng cường kiểm soát nhiễm khuẩn, bố trí đi lại theo luồng 1 chiều.

Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Lai Châu, bệnh nhân 133 là nữ, 66 tuổi, sống tại ngõ 224, đường Trần Phú, tổ 4, phường Tân Phong, thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu.

Đáng lưu ý, trong tháng 3, bệnh nhân này từng đến BV Bạch Mai, Hà Nội điều trị. Bệnh nhân nhiễm Covid-19 ngay sau khi bệnh viện Bạch Mai ghi nhận 2 trường hợp nhân viên y tế đầu tiên nhiễm dương tính với loại virus này, làm dấy lên lo ngại về nguy cơ lây chéo trong bệnh viện.

Tuy nhiên theo một lãnh đạo Bộ Y tế, đến nay chưa xác định được nguồn lây chính xác của ca bệnh 133.

Ngày 29/2, bệnh nhân nghi bị tai biến mạch máu não và được đưa vào Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu vào lúc 0 giờ 43. Đến 8 giờ 30 cùng ngày, bệnh nhân được chuyển về Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) và được đưa vào điều trị tại phòng tự nguyện ở giường số 30, khoa Cấp cứu thần kinh.

Đến ngày 22/3, tức là 2 ngày sau khi 2 điều dưỡng Bệnh viện Bạch Mai được kết luận mắc Covid-19, bệnh nhân được xe cứu thương của Bệnh viện Bạch Mai chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu vào hồi 21 giờ 23 cùng ngày.

Ngày 23/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu tiếp nhận thông tin từ Bệnh viện đa khoa tỉnh Lai Châu nghi ngờ người bệnh có yếu tố dịch tễ, đã cử cán bộ đến điều tra, lấy mẫu xét nghiệm. Đến 17 giờ ngày 24/3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Lai Châu tiếp nhận thông tin từ Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư trả kết quả xét nghiệm của “bệnh nhân thứ 133” với kết luận xác định dương tính với SARS-CoV-2.

Thông báo của Bộ Y tế chiều 20/3, theo thông báo kết quả xét nghiệm từ Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư và báo cáo của Bệnh viện Bạch Mai, 2 nữ điều dưỡng của Bệnh viện Bạch Mai đã được xác định dương tính với SARS-CoV-2 (bệnh nhân thứ 86 và bệnh nhân thứ 87). Đây là những nhân viên y tế đầu tiên tại Việt Nam nhiễm Covid-19.

Đáng chú ý là 2 nữ điều dưỡng mắc Covid-19 không ở khoa Cấp cứu thần kinh. Mà bệnh nhân thứ 86 (54 tuổi) là điều dưỡng của Phòng khám ngoại trú HIV - Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai.

Ngày 11/3, khi bệnh nhân có triệu chứng tức ngực, không ho, không sốt thì nhập viện Viện Tim mạch thuộc Bệnh viện Bạch Mai (C4), trong quá trình điều trị luôn đeo khẩu trang.

Sáng 19/3, khi được Viện Tim mạch cho xuất viện, bệnh nhân có nhiều lần tiếp xúc gần với bệnh nhân thứ 87 (gặp ở thang máy, ăn trưa cùng, ngủ trưa cùng…). Bệnh nhân thứ 87 (34 tuổi), là điều dưỡng làm việc tiếp đón tại khu cách ly Trung tâm Bệnh nhiệt đới thuộc Bệnh viện Bạch Mai, cũng không liên quan đến khoa cấp cứu thần kinh.

Ngày 18/3, khi bệnh nhân thứ 87 có các triệu chứng mệt, ho, sốt thì được làm xét nghiệm tại khoa Vi sinh Bệnh viện Bạch Mai, có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và được chuyển tới Bệnh viện Bệnh nhiệt đới T.Ư cơ sở 2 (huyện Đông Anh, Hà Nội) để cách ly.

Trong các khu vực cách ly của Bệnh viện Bạch Mai (gồm nhà 9 tầng và Viện Tim mạch - C4), đều không liên quan tới khoa mà bệnh nhân thứ 133 điều trị (ở tòa nhà 18 tầng).

Bệnh nhân thứ 133 trước đó không đi nước ngoài, Lai Châu lại chưa có bệnh nhân Covid-19, nên mối nghi ngờ lớn nhất là lây nhiễm ở Bệnh viện Bạch Mai.

Đến ngày 23/3, Bệnh viện Bạch Mai đã cách ly khu 9 tầng và Viện Tim mạch, cách ly 243 người (trong đó có ít nhất 150 nhân viên y tế), các hàng quán ăn uống quanh bệnh viện và nhà ăn bệnh viện cũng đã đóng cửa.

Liên quan ca bệnh 133, ngày 24/3, UBND tỉnh Lai Châu quyết định khoanh vùng, phong tỏa cách ly toàn diện khu vực nhóm 4, tổ dân phố số 4, ngõ 224, đường Trần Phú và lối vào ao cá Bác Hồ đến trước chùa Linh Sơn trên địa bàn phường Tân Phong, TP Lai Châu – nơi có bệnh nhân mắc Covid-19.

Thời gian áp dụng kể từ 22h ngày 24/3, kéo dài 28 ngày đến 22h ngày 21/4.

Đây là bệnh nhân đầu tiên của tỉnh Lai Châu mắc Covid-19 và là bệnh nhân thứ 3 có liên quan đến bệnh viện Bạch Mai.

PHA LÊ (tổng hợp)

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo dân sinh (http://baodansinh.vn/chua-xac-dinh-duoc-nguon-lay-nhiem-cua-benh-nhan-thu-133-mac-covid-19-20200326102659038.htm)

Tin cùng nội dung

  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Chào Mangyte, Cháu muốn sang BV Bạch Mai xét nghiệm máu để biết bệnh Viêm gan B thì chi phí có cao không ạ? Khoảng bao nhiêu ạ? Cháu có bảo hiểm ở BV Tuệ Tĩnh sang đó có được hưởng không ạ? Cháu cảm ơn ạ!
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chúng tôi ở nước ngoài sắp về nước tìm nhận lại người thân bị thất lạc. Làm sao để biết chính xác đó là em, cháu ruột của mình? Tại TPHCM có nơi nào nhận xét nghiệm huyết thống? Chi phí và tính bảo mật? Cảm ơn Mangyte rất nhiều. Trân trọng! (Nguyễn Quốc Bình, Cộng hòa Liên bang Đức)
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • Thưa bác sĩ, Bố tôi bị cao huyết áp đã nhiều năm, thường uống Thu*c mỗi buổi sáng. Hôm nay ông quên uống Thu*c, đến chiều huyết áp tăng cao và hơi co giật. Sau khi ngậm Thu*c để hạ huyết áp (BS cho để đề phòng trường hợp này) thì đã đỡ rồi. Nhưng tôi lo nếu việc này xảy ra lần nữa và cần phải đi cấp cứu thì làm sao cho nhanh? Bệnh viện nào chuyên cấp cứu tai biến, đột quỵ? Nhà tôi ở đường Nguyễn Kiệm, quận Phú Nhuận. Mong Mangyte chỉ dẫn. Xin cám ơn! (Đức Minh - TPHCM)
  • Chào Mangyte, Bố em có các triệu chứng như ho lâu không khỏi, khó thở, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng... Em thấy có thông tin BV Bạch Mai có khám và tư vấn miễn phí cho những người bị ho lâu khônhg khỏi nhưng không rõ cụ thể như thế nào. Kính mong Mangyte tư vấn thêm cho em một số thông tin. Trân trọng. (Nông Hoàng Chiến - Nam Định)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY