Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chúng ta đã triển khai một loạt biện pháp chống dịch chưa từng có

Về công tác chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Chưa bao giờ trong công tác chống dịch, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ như lần này, coi “chống dịch như chống giặc”.

Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long. Ảnh: VGP.

Ngày 10/4, Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (Covid-19) gây ra, Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Y tế đã giao ban báo chí trực tuyến về công tác tuyên truyền phòng, chống dịch.

Thay mặt Ban Chỉ đạo báo cáo tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết: Trong lịch sử loài người chưa bao giờ xuất hiện dịch bệnh nào có sức tấn công mãnh liệt như đại dịch Covid-19. Đây là dịch bệnh điển hình trong một thế giới phát triển, tốc độ lây lan rất nhanh, chỉ trong một thời gian ngắn đã có hơn 1,5 triệu người mắc bệnh, hàng chục nghìn người Tu vong.

Đặc biệt, virus gây bệnh Covid-19 cũng có rất nhiều điểm bí ẩn, do đó ngay từ đầu giới khoa học toàn cầu đã đồng loạt bắt tay vào nghiên cứu, chỉ sau 14 ngày đã có bản đồ gene, tuy nhiên, vẫn còn nhiều câu hỏi về sản xuất vacine, Thu*c đặc trị hiện chưa có lời giải… Lãnh đạo Bộ Y tế tin tưởng, với sự vào cuộc tích cực của giới khoa học thế giới, tiến trình này sẽ được rút ngắn thời gian thực hiện và sớm có kết quả so với các dịch bệnh trước đó (dịch SARS, MerCoV, H5N1...).

Đối với Việt Nam, chúng ta đã chủ động áp dụng một loạt biện pháp phòng chống dịch bệnh chưa có trong tiền lệ với quy mô lớn. Cụ thể là, lần đầu tiên chúng ta áp dụng biện pháp cách ly toàn xã hội. Ngay từ đầu, lãnh đạo Chính phủ đã chỉ đạo áp dụng các biện pháp phải cao hơn một mức so với khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO)…

Về công tác chỉ đạo, Thứ trưởng Thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long nhấn mạnh: Chưa bao giờ trong công tác chống dịch, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ… có sự chỉ đạo quyết liệt, đồng bộ như lần này, coi “chống dịch như chống giặc”. Các kịch bản ứng phó, các chỉ đạo từ cấp cao nhất liên tục được cập nhật theo diễn biến thực tế của dịch bệnh. Cả hệ thống chính trị đã vào cuộc, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân cùng tham gia chống dịch… Việt Nam là một trong rất ít nước huy động quân đội tham gia phòng, chống dịch bệnh ngay từ đầu.

Chúng ta cũng áp dụng triệt để chiến lược ngăn chặn, phát hiện, cách ly, khoanh vùng, dập dịch - đây là chiến lược chúng ta kiên định thực hiện. Với tinh thần “dĩ bất biến, ứng vạn biến”, tuỳ tình hình chiến thuật có thể thay đổi nhưng chiến lược không thay đổi để siết chặt phòng tuyến bảo vệ đất nước trước sự tấn công của đại dịch Covid-19.

Trong công tác điều trị, chúng ta cũng nối mạng từ tuyến đầu tới các bệnh viện để sẵn sàng chia sẻ, trao đổi, hỗ trợ về chuyên môn; phác đồ điều trị liên tục được cập nhật… Đặc biệt, chúng ta đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phòng chống dịch bệnh. Cụ thể, Việt Nam là một trong ít nước sớm nuôi cấy, phân lập thành công virus SARS-CoV-2; nghiên cứu sản xuất sinh phẩm xét nghiệm (test kit); chủ động sản xuất trang thiết bị, vật tư y tế… Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong một loạt khâu phòng, chống dịch bệnh (từ truy vết, theo dõi, giám sát, báo cáo, hỗ trợ điều trị…). Việt Nam cũng là một trong những nước sớm áp dụng tờ khai y tế điện tử… Tất cả những biện pháp đó góp phần vào thành công trong phòng chống dịch bệnh…

Đặc biệt, trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng, chưa bao giờ các lực lượng truyền thông chung sức, đồng lòng, tham gia đồng bộ, vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt như lần này (trên cả các báo chính thống, các nhà mạng, các mạng xã hội). Với tinh thần công khai, minh bạch, tất cả các thông tin chỉ đạo điều hành, khuyến cáo phòng chống, diễn biến tình hình dịch bệnh… đều nhanh chóng truyền tải đến công chúng để nâng cao nhận thức người dân trong phòng chống dịch bệnh.

Dù diễn biến dịch bệnh trong nước đang có những dấu hiệu khả quan, nhưng không được chủ quan, lơ là, bởi thực tế trong nước đã xuất hiện các trường hợp lây nhiễm dịch bệnh ra cộng đồng. Do vậy, Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long đề nghị các cơ quan truyền thông cần tiếp tục tuyên truyền để người dân thực hiện nghiêm Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ về cách ly xã hội; người dân tự có ý thức phòng bệnh cho mình cũng là phòng bệnh cho cộng đồng; đồng thời báo chí cần lên án mạnh mẽ những hành vi sai trái, dẹp bỏ tin đồn thất thiệt, gây hoang mang dư luận xã hội; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm quy định về phòng chống dịch… để các lực lượng trên tuyến đầu yên tâm dành thời gian, sức lực cho công tác phòng, chống đại dịch thay vì phải “chống giặc trên mạng”…

PV

Mạng Y Tế
Nguồn: Đại đoàn kết (http://daidoanket.vn/cac-benh-dich/chung-ta-da-trien-khai-mot-loat-bien-phap-chong-dich-chua-tung-co-tintuc463720)

Tin cùng nội dung

  • Phần lớn những tác dụng phụ liên quan đến việc ăn uống do điều trị ung thư sẽ biến mất sau khi kết thúc quá trình điều trị. Vài lời khuyên cho một chế độ ăn uống tốt sau trị liệu ung thư.
  • Cơ thể cần thêm năng lượng và chất dinh dưỡng để lành vết thương, chống nhiễm trùng và phục hồi sau phẫu thuật. Nếu bệnh nhân bị thiếu hoặc suy dinh dưỡng trước khi mổ, quá trình hồi phục có thể gặp trở ngại.
  • Khi ung thư hay việc điều trị ung thư gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến việc ăn uống bình thường, những thay đổi là cần thiết để cung cấp đủ dinh dưỡng cho bệnh nhân. Thu*c có thể được dùng để kích thích khẩu vị.
  • Doxycycline là một kháng sinh nhóm cycline, từ lâu được dùng để điều trị bệnh trứng cá đỏ, viêm tiết niệu, viêm dạ dày - ruột, nhiễm Chlamydia...
  • Cao huyết áp là một chứng bệnh về tim mạch của người cao tuổi, nhất là hiện nay chế độ ăn uống đầy đủ, số người béo phì xuất hiện nhiều. Bệnh này là một trong những nguyên nhân dẫn đến đột quỵ và để lại nhiều di chứng nặng nề.
  • Trong các phương pháp điều trị bệnh cao HA, bên cạnh việc dùng Thuốc có những phương pháp mang tính cổ truyền có thể giúp mọi người phòng ngừa và điều trị tốt bệnh này.
  • Viêm bàng quang, niệu đạo là một bệnh lý rất thường gặp với các triệu chứng sốt, đau tức bụng dưới, táo bón, đái dắt, đái khó, đái buốt, đái đục hoặc có mủ,…
  • Đối với YHCT, ra mồ hôi trộm hay còn gọi là chứng Đạo hãn, nguyên nhân phần lớn do âm huyết không đầy đủ hoặc hoạt động công năng của khí bị cản trở. Bài viết cung cấp các thể điển hình của đạo hãn và một số phương pháp chữa trị.
  • Những biện pháp Tr*nh th*i an toàn và phù hợp với bạn.
  • Điều trị ung thư ảnh hưởng đến tất cả bộ phận của cơ thể, trong đó có răng miệng.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY