Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyển cơ quan điều tra, rồi sao nữa?

(MangYTe) - Ngày 13/7, Ngày Nay nhận được 2 công văn phản hồi của Sở Y tế TP.HCM về hai vụ việc mà chúng tôi đã phản ánh. Nội dung hai công văn đều có chung một chi tiết như là kịch bản quen thuộc, chuyển hồ sơ liên quan sang cơ quan điều tra!

Vụ thứ nhất là việc bác sĩ Đinh Viết Hưng hành nghề “chui” khi đang bị tạm đình chỉ... hành nghề. Điều đáng nói hơn là bác sĩ Hưng đã sử dụng giấy tờ giả để phẫu thuật thẩm mỹ trong suốt thời gian dài, tại nhiều cơ sở thẩm mỹ trên địa bàn TP.HCM.

Một bác sĩ sử dụng giấy tờ giả hành nghề suốt mấy năm trời, tung hoành tới 3 bệnh viện thẩm mỹ, gây Tu vong một khách hàng nâng ngực, gây biến chứng nguy hiểm cho một thai phụ. Hai Bệnh viện Thẩm mỹ (BVTM) Kang Nam và Emcas được xem là nơi "lột xác" cho bác sĩ Đinh Viết Hưng, vẫn gần như “bình an vô sự”, trong khi một thẩm mỹ viện liên quan đến việc hút mỡ bụng cho thai phụ bị phạt 155 triệu đồng.

Sau hai sự cố trên, bác sĩ đinh viết hưng lại bất chấp quy định tạm đình chỉ hành nghề và bất chấp cả việc cơ quan điều tra đang thụ lý hồ sơ các vụ việc trước đó để tiếp tục phẫu thuật “chui”.

Vậy mà, khi bị phát hiện hành nghề chui, bác sĩ đinh viết hưng chỉ bị phạt 40 triệu đồng, kèm theo việc rút giấy phép hành nghề. bvtm quốc tế jt angel bị phạt hơn 50 triệu đồng.

Đáng lưu ý là, tổng số tiền phạt của bác sĩ hưng và bvtm jt angel là hơn 90 triệu đồng, so ra chưa bằng chi phí cho một ca nâng ngực. còn việc đình chỉ, rút giấy phép hành nghề, với một bác sĩ dùng giấy tờ giả, dám mổ "chui" thì… có cũng như không!

Nói không ngoa, phải đến khi ngày nay phản ánh việc thanh tra sở y tế tp.hcm phạt bác sĩ hưng phẫu thuật “chui" mà không nêu tên cơ sở vi phạm là bvtm jt angel, thì sau đó mới thấy công bố quyết định xử phạt cơ sở này.

Điều đáng buồn hơn cả là trong công văn phản hồi, sở y tế tp.hcm cho biết đã báo cáo ra bộ y tế, và do vụ việc phức tạp nên đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra để làm rõ. theo đó, sở y tế sẽ thông tin chính thức khi có kết quả từ cơ quan điều tra và ý kiến xử lý của bộ y tế.

Đọc tới đây, một cảm giác thất vọng nặng nề xâm chiếm đầu óc tôi. vì sao, sở y tế tp.hcm một đơn vị được giao cho việc quản lý, giám sát hoạt động khám chữa bệnh trên địa bàn mà xử phạt thì “úp úp, mở mở”, sai phạm đã rõ nhưng xử phạt thì như “gãi ngứa” (vẫn biết mức phạt này là do quy định, nhưng sở y tế ngoài việc phạt có thể tham mưu, kiến nghị lên cấp cao hơn như ubnd tp.hcm, bộ y tế…. để có biện pháp nghiêm khắc hơn) mà không có những giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa tái diễn.

Thậm chí vụ ông đinh viết hưng, sử dụng giấy tờ giả để hành nghề, gây một vụ biến chứng cho thai phụ hút mỡ bụng, một khách hàng Tu vong khi đặt túi ngực. vụ việc đã chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra đã 5 - 6 tháng mà vẫn chưa thấy kết quả thế nào? lần này sở y tế tp.hcm lại chuyển hồ sơ “bổ sung” liệu có ra tấm, ra cám, hay lại rơi vào im lặng?

Thứ hai là vụ Bệnh viện Truyền máu huyết học TP.HCM truyền hóa chất quá hạn sử dụng cho bệnh nhân nhi. Điều đáng lưu ý, là ngoài việc cho rằng nghi vấn tiêu cực xảy ra tại Khoa Dược của bệnh viện thì công văn trả lời của Sở Y tế TP.HCM vẫn chưa “giải mã” được vì sao lại xuất hiện các lọ Thu*c hết hạn kia, vì sao nó lọt vào bệnh viện với hàng loạt quy trình quản lý nghiêm ngặt đến thế?

Đồng thời cũng chưa lý giải rõ việc sử dụng, quản lý 490 lọ Thu*c Antithymocyte Globulin-Equine Thymogam tại các đơn vị khác thế nào? Vì sao hóa đơn xuất kho của Công ty TNHH MTV Dược Sài Gòn lại có sự bất nhất. Ví dụ ngày xuất 22/1/2019 lại có số 81739 nhưng ngày 28/1/2019 lại có số 81711 tức ngày tiến nhưng số hóa đơn lại… lùi?

Những câu hỏi trên không quá thẩm quyền chức năng của sở y tế tp.hcm, nhưng không hiểu sao sở y tế tp.hcm lại đưa lý do vụ việc đang “chuyển cơ quan điều tra” làm rõ, xử lý….

Phải chăng, quả bóng trách nhiệm đã được sở y tế tp.hcm chuyền một cách khéo léo cho cơ quan điều tra, mà không rõ khi nào mới có kết quả?

Tôi còn nhớ như in, những năm qua, có nhiều vụ việc Sở Y tế TP.HCM cũng đã chuyển cơ quan điều tra, nhưng kết quả thế nào, đến nay đều… không rõ!

Không thể chấp nhận một anh quản lý lỏng lẻo, việc kiểm tra, giám sát của anh đã có nhiều bất cập nên khiến cho sai phạm kéo dài, tái diễn. Và đến khi xảy ra, bản thân anh cũng “mơ hồ” không biết nguyên nhân từ đâu.

Vẫn biết, việc chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra vào cuộc là một chuyện không sai, nếu điều đó là cần thiết. tuy nhiên, không phải chuyển hồ sơ là xong, là cơ quan quản lý hết trách nhiệm. nhà quản lý cần kiểm thảo, rút kinh nghiệm, chấn chỉnh, làm sao để có giải pháp ngăn ngừa triệt để, hạn chế những sai phạm. đừng để người ta nghĩ cơ quan quản lý là một đơn vị “bù nhìn”, chỉ biết đi xử phạt và phạt xong cho tồn tại.

Đã đến lúc, cần có phải chế tài hoặc xử lý nghiêm trách nhiệm của cơ quan quản lý khi để xảy ra những sai phạm kéo dài, tái diễn. chứ việc nào cũng chuyển cơ quan điều tra, thì cần gì sự hiện diện của cơ quan quản lý!

Mà, chuyển cơ quan điều tra, rồi sao nữa?

Nguyễn Tiến Đạt

Siêu diệt khuẩn đa năng BNP

Mạng Y Tế
Nguồn: Ngày nay (https://ngaynay.vn/doi-thoai/chuyen-co-quan-dieu-tra-roi-sao-nua-176668.html)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung