Tâm sự hôm nay

Bản chất của y đức là nhân văn

Sau khi bác sĩ (BS) T.Q.H. ở Bệnh viện đa khoa Lâm Thao (Phú Thọ) bị kỷ luật bởi hình ảnh cho chân lên giường khi khám bệnh...

Hình ảnh BS T.Q.H. (Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh - Bệnh viện đa khoa (BVĐK) Lâm Thao, Phú Thọ gác chân lên giường và bị kỷ luật cứ ám ảnh tôi và cũng khiến dư luận xôn xao. Quả là phút đầu tiên thấy hình ảnh này, tôi và bất cứ ai đều thấy phản cảm. Thực tế không thiếu BS thiếu y đức, coi thường bệnh nhân (BN) nhưng không thể lấy cảm nhận chủ quan của mỗi cá nhân áp đặt vào từng trường hợp cụ thể để rồi trường hợp cụ thể ấy phải gánh chịu nỗi bức xúc trước “thực tế không thiếu” khi mà nhân vật trong ảnh có thể bị oan.

Rõ là cách thăm khám bệnh này chả giống ai nhưng đã có ai khi biểu quyết và ra quyết định kỷ luật nghĩ thêm một chút, làm rõ sự “không giống ai” này?

Tôi không hề quen biết vị BS này nhưng cứ trăn trở:

- Khoảnh khắc này tình trạng sức khỏe của BS ra sao? Lưng và chân BS có đau không và nếu đang đau vẫn cố thăm khám BN thì sao? Hoặc có thể đang thăm khám dở dang, BS vì quá mệt mỏi mà bị “chuột rút” nên vừa phải tiếp tục công việc, vừa theo phản xạ tự nhiên mà gác chân lên chăng? Một tấm hình khó nói rõ được nếu như không phải trích ra từ một đoạn video clip!

- Trước đó, BS đã thăm khám cho bao nhiêu BN, có quá tải không khi cứ phải đứng - cúi liên tục mà chưa có thời gian nghỉ thư giãn?

- Trường hợp thăm khám này nhất định phải dùng hai tay hay một tay cũng có thể làm được?

- Quan trọng hơn cả là BN đang được BS thăm khám nói gì bởi hơn ai hết, BN và người nhà BN lúc đó cảm nhận được thái độ BS đối với mình một cách rõ ràng nhất.

- Từ trước tới nay, BS T.Q.H. đối với các BN khác ra sao, trình độ chuyên môn thế nào.

- Tại sao phải kỷ luật BS khi không làm rõ những câu hỏi trên mà chỉ cảm tính dựa vào một bức ảnh để kỷ luật? Đến bắt tội phạm, cơ quan điều tra, xét xử còn phải xác định rõ động cơ gây án huống hồ là một bức ảnh như một “bằng chứng” về thái độ làm việc!

Nghiêm và giả vờ nghiêm vì lý do nào đó là hoàn toàn khác nhau. Bao che và làm rõ động cơ, nguyên nhân để có sự thông cảm và xử lý đúng càng là hai chuyện khác nhau. Cứ lấy “khoảnh khắc ảnh” không đẹp mà quy kết thì cô Hoa hậu ngủ trên ghế máy bay cũng phải bị tước danh hiệu Hoa hậu! Ngay các BS khi khám bệnh, kể cả quan chức Sở Y tế Phú Thọ hay Bộ Y tế hỏi chuyện BN và ngạc nhiên khi nghe BN kể bệnh, tay biểu lộ sự ngạc nhiên trong khoảnh khắc nào đó lọt vào hình (chỉ một hình thôi) cũng có thể thành đang “thiếu y đức” với BN lắm chứ! Chính vì áp đặt, thành viên hội đồng kỷ luật hùa theo lãnh đạo nên BS H. không thể giải thích, thấy bất lực và cô đơn nên tự ái xin từ chức chăng?

Theo tôi, BS này đang mệt và rất mỏi nhưng vẫn cố gắng và theo phản xạ bản năng phải chống chân lên giường, tay trái phải tì vào chân trái cho đỡ mỏi để tay phải làm việc. Còn như ngoài “vụ gác chân” mà BS H. thường xuyên có những hành vị coi thường BN thì không cho từ chức mà phải cách chức!

Y đức về bản chất luôn mang ý nghĩa nhân văn cần sự thông cảm, chia sẻ của thầy Thu*c với người bệnh. Vậy BN cũng cần thông cảm và chia sẻ với thầy Thu*c chứ khi thầy Thu*c cũng là một con người như mình và khám chữa bệnh trước hết cũng là một công việc như bao công việc khác trong xã hội. Đặc biệt, đồng nghiệp hàng ngày bên nhau, hiểu nhau càng cần hơn sự đồng cảm và chia sẻ!

Vấn đề không còn là chuyện kỷ luật BS T.Q.H. đúng hay sai, nặng hay nhẹ mà đằng sau nó là cả chuyện thế nào là y đức cũng như lẽ công bằng trong xã hội. Trong tình hình Bộ Y tế đang quyết tâm củng cố y đức thì chuyện làm rõ động cơ, nguyên nhân khoảnh khắc “BS gác chân” và quyết định kỷ luật kia lại càng cần thiết.

Đề nghị báo SK&ĐS và Thanh tra Bộ Y tế cần làm rõ những thắc mắc của dư luận để nếu BS H. về bản chất là coi thường BN, luôn gây mất uy tín của đội ngũ thầy Thu*c thì tiếp tục xử lý nghiêm. Còn như vì lý do bất khả kháng song BS vẫn vì BN làm nhiệm vụ thì cần trả lại công bằng. Báo chí và thanh tra không chỉ phát hiện cái sai, tiêu cực mà thiết nghĩ còn cần đi tìm sự thật, lẽ công bằng để ngăn chặn cái xấu, phát huy điều tốt đẹp. Trong trường hợp này là bảo vệ y đức dù khen hay kỷ luật cũng chính xác, “tâm phục khẩu phục”. Kỷ luật không đúng để tỏ ra nghiêm và có y đức là sự phá hoại y đức và sự nghiêm minh trong đời sống xã hội.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-ban-chat-cua-y-duc-la-nhan-van-14831.html)

Tin cùng nội dung

  • Một nghiên cứu mới đây đã cho thấy công dụng đáng ngạc nhiên của lạc đối với việc kéo dài tuổi thọ.
  • Theo các chuyên gia y tế, tính mạng con bạn có thể gặp nguy hiểm ngay khi ở trong gia đình với chỉ một hạt na, hạt táo hay chỉ đơn giản là một hạt lạc rang.
  • Ở mỗi giai đoạn của cuộc sống - từ thời thơ ấu cho đến lúc về già - chế độ dinh dưỡng tốt có thể giúp chúng ta tận hưởng trọn vẹn cuộc sống mỗi ngày.
  • Nhiều bà nội trợ cho rằng, một bữa ăn có nhiều chất đạm như: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... sẽ là một bữa ăn đầy đủ chất nhất. Đây là một quan niệm hoàn toàn sai lầm. Đây cũng là tác nhân chính gây béo phì.
  • Chúng ta không vì một trường hợp như vụ Cát Tường mà phủ nhận công lao của trên 400 ngàn nhân viên và khoảng 13 ngàn cơ sở y tế trong cả nước, trong đó có rất nhiều cán bộ, bác sỹ, nhân viên tâm huyết, giỏi nghề, luôn lấy cứu người làm trọng.
  • Với ngành y chúng tôi, ngàn vạn cuộc đời được cứu sống không làm dịu đi nỗi đau của một sự mất mát. Điều này càng trở nên đúng hơn bao giờ hết khi mấy tháng qua, những vụ việc tồi tệ đã liên tiếp xảy ra với ngành y
  • Vụ bác sĩ thẩm mĩ phi tang thi thể nạn nhân lại dấy lên một làn sóng phê phán ngành y. Tuy nhiên, có một sự ngộ nhận về kĩ nghệ làm đẹp và y khoa, cũng như giữa y đức và đạo lí.
  • Trong bất kỳ điều kiện nào, bất kỳ thời nào, nghề y là một nghề luôn luôn được đề cập việc rèn luyện và giáo dục đạo đức nghề nghiệp hay còn gọi là y đức.
  • Y đức lặng lẽ tỏa hương qua những việc làm giản dị như thế.
  • Nhân sinh có bốn cung bậc: sinh, bệnh, lão, tử. Không có cung bậc nào thiếu bàn tay của thầy Thu*c. Thời thần quyền, các đạo sĩ dùng hóa phép để chữa bệnh.