Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Chuyên gia chỉ ra những điểm cốt tử kiểm soát dịch Covid-19

Để dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, PGS. TS Phan Trọng Lân cho rằng cần tập trung vào 3 mắc xích quan trọng - nguồn lây nhiễm, đường lây truyền, người cảm nhiễm.
Chuyên gia chỉ ra những điểm 'cốt tử' kiểm soát dịch Covid-19
PGS. TS Phan Trọng Lân 


GS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur TP.HCM, cho biết hiện nay các tác động của biến thể SARS-CoV-2 chủ yếu trên 5 phương diện - khả năng lây lan, độ nặng của bệnh, công tác xét nghiệm, tránh miễn dịch, và điều trị.

Trong đó, đối với phương diện khả năng lây lan - mức độ lây lan của các biến thể có sự khác nhau, qua nghiên cứu cho thấy rằng biến thể B.1.1.7 (ở Anh) có khả năng lây nhiễm cao hơn đến 70% so với các biến thể cũ, nghĩa là một người đã mắc bệnh với biển thể cũ trung bình sẽ lây cho 2 đến 4 người khác, với biến thể B.1.1.7 có thể lây cho đến 7 người khác.

Các biến thể khác như B.1.351 (Nam Phi), P.1 (Brazil), B.1.617 (Ấn Độ) cũng được WHO báo cáo rằng có khả năng gia tăng sự lây nhiễm. Do vậy, nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn thì khả năng lây lan dịch tăng theo cấp số nhân.

Về độ nặng và điều trị: Theo báo cáo từ WHO và CDC Hoa Kỳ, biến thể B.1.1.7 (ở Anh) có khả năng liên quan đến việc tăng độ nặng và khả năng Tu vong.

Theo WHO, biến thể B.1.351 (Nam Phi) cũng có khả năng gia tăng nguy cơ Tu vong trong bệnh viện và biến thể P.1 (Brazil) có khả năng gia tăng nguy cơ nhập viện. Mặt khác, theo ước tính về sự lây truyền vi rút ở Mỹ, tỷ lệ nhiễm bệnh không triệu chứng là 30%; nghĩa là có khoảng 70% bệnh nhân sẽ phát triển triệu chứng sau nhiễm SARS-CoV-2.

Ở những người có triệu chứng, trong đó có khoảng 20% mắc bệnh nặng và có 5% là rất nặng (sốc, rối loạn chứng năng đa cơ quan, suy hô hấp…).

Do đó, nếu số ca mắc tăng lên nhiều thì sẽ gây quá tải cho hệ thống y tế, từ đó dẫn đến tăng số ca Tu vong.

Để dự phòng và kiểm soát bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, PGS. TS Phan Trọng Lân cho rằng cần tập trung vào 3 mắc xích - nguồn lây nhiễm, đường lây truyền, người cảm nhiễm.

Đối với việc bảo vệ người cảm nhiễm bằng vắc xin, hiện nay, Chính phủ, Bộ Y tế đang nỗ lực để có vắc xin cho người dân và dựa trên hệ thống tiêm chủng sẽ nhanh chóng tiêm cho người trong diện tiêm chủng. Cần phải tiêm sớm và tiêm đủ liều theo hướng dẫn của Bộ Y tế để có đủ miễn dịch bảo vệ. Khi tỷ lệ bao phủ vắc xin cao, không chỉ giúp cho cá nhân được bảo vệ bệnh nặng, Tu vong mà còn giảm sự lây nhiễm SARS-CoV2, ngăn lây lan và phát sinh các biến thể mới.

Đối với nguồn lây nhiễm, hiện nay, nước ta đã kiểm soát chặt chẽ các ca nhập cảnh theo đường chính ngạch, tuy nhiên, việc kiểm soát nhập cảnh trái phép, nhất là với những đối tượng chỉ quá cảnh qua Việt Nam, nếu không phát hiện được sẽ hoàn toàn mất dấu, khó kiểm soát nguồn lây; chưa kể việc không tuân thủ trong các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà, là có thể xuất hiện các trường hợp F0, đặc biệt, khoảng 60% trường hợp mang vi rút, không có biểu hiện bệnh, không biết mình mang vi rút đi lại sẽ làm bệnh dễ dàng lây lan và khó phát hiện.

Với các ca F0 phát hiện trong cộng đồng, chúng ta đã ngay lập tức điều tra, truy vết, khoanh vùng và cách ly người tiếp xúc (F1).

Theo nghiên cứu, để kiểm soát phần lớn ổ dịch, khi chỉ số lây nhiễm cơ bản (Ro) là 2,5, cần phải truy vết ít nhất 70% tổng số người tiếp xúc; còn khi Ro là 3,5 cần phải truy vết ít nhất 90% tổng số người tiếp xúc.

Mạng Y Tế
Nguồn: Infonet (https://infonet.vietnamnet.vn/chuyen-de/cssk-nhan-dan/chuyen-gia-chi-ra-nhung-diem-cot-tu-kiem-soat-dich-covid-19-285721.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY