Chiều 24/7, Bộ Y tế cho biết kết quả xét nghiệm lần 3 của người bệnh 58 tuổi ở Đà Nẵng là dương tính với Covid-19. Hiện xét nghiệm khẳng định cuối cùng được thực hiện tại Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương và đang chờ kết quả.
Nhân sự việc này, PGS Trần Đắc Phu – nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng cho rằng thời gian qua việc thực hiện quy định phòng bệnh Covid-19 đã bị lơi lỏng. Đặc biệt là việc đeo khẩu trang để phòng dịch đã bị lãng quên nhanh chóng.
PGS Phu cho rằng khi trên thế giới tình hình dịch vẫn phức tạp thì bất cứ lúc nào cũng có nguy cơ dịch vào Việt Nam, do vậy PGS Phu nhấn mạnh mọi người phải thực hiện nghiêm quy định đeo khẩu trang trên phương tiện giao thông công cộng, nơi đông người…
Dù chưa thể khẳng định bệnh nhân Đà Nẵng nhiễm Covid-19 nhưng vẫn cần cảnh giác phòng bệnh
Đến nay biện pháp đơn giản phòng ngừa nguy cơ lây lan virus SARS-COV-2 là đeo khẩu trang và rửa tay xà phòng sát khuẩn. Vì virus này không tự lây truyền qua đường không khí mà phải thông qua các giọt bắn, dịch tiết từ nguồn bệnh mới có thể xâm nhập vào cơ thể người.
Tuy nhiên, đeo khẩu trang cũng phải đeo đúng mới phát huy tác dụng.
Trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp trên thế giới, Bộ Y tế luôn khuyến cáo người dân, chính quyền địa phương không lơ là, mất cảnh giác phòng dịch. Người dân nên tiếp tục chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh như đeo khẩu trang, rửa tay đúng cách… để phòng ngừa dịch bệnh hiệu quả.
TS BS. Huỳnh Minh Tuấn – Trưởng khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM về quy trình mang khẩu trang, rửa tay đúng cách để chủ động phòng ngừa dịch bệnh, đề phòng nguy cơ lây nhiễm trong cộng đồng
Thứ nhất, xé túi đựng khẩu trang theo nếp gấp của nhà sản xuất và lấy khẩu trang ra, bao đựng khẩu trang cho vào thùng rác thông thường.
Thứ hai, khi đeo nên đặt ngang sống mũi thanh kim loại bóp nhẹ cho hợp với khuôn mũi. Các nếp gấp của khẩu trang theo chiếu hướng xuống dưới để.
Mặt thấm của khẩu trang thông thường màu trắng áp vào mặt, mặt không thấm của khẩu trang có màu xanh ở bên ngoài.
Thứ ba, dùng ngón cái và ngón trỏ đeo vào sau tai, dùng hai ngón trỏ chỉnh thanh ngang kim loại cho ôm sống mũi. Chỉnh khẩu trang sao cho ôm sát mặt, mục đích khẩu trang che kín mũi miệng, bao dưới cằm của người đeo khẩu trang.
Thứ tư, khi đeo khẩu trang bước vào khu làm việc, khi có khả năng nhiễm cao thì không được đưa tay lên sờ vào mặt ngoài của khẩu trang. Dùng ngón trỏ, ngón cái của hai bàn tay giữ hai sợi dây thun và từ từ lấy khẩu trang ra ngoài, sau đó cho vào thùng rác lây nhiễm. Ngay lập tức vệ sinh tay bằng dung dịch vệ sinh tay chứa cồn.
Thứ năm, những cách đeo khẩu trang không đúng đó là trên mũi hở, không trùm khẩu trang xuống cằm vì giọt bắn và tác nhân gây bệnh vẫn có thế chui vào mũi miệng.
Chủ đề liên quan:
cơ quan chức năng cục y tế dự phòng đeo khẩu trang giao thông công cộng kết quả xét nghiệm Ngọc Anh phương tiện giao thông phương tiện giao thông công cộng viện vệ sinh dịch tễ