Để tìm được muỗi gây bệnh sốt xuất huyết, chúng tôi phải chui cả vào chuồng gà, lục tìm mọi xó xỉnh. Công tác y tế dự phòng rất khó khăn, vất vả nhưng chưa được “đối xử” công bằng với lĩnh vực điều trị nên chẳng mấy người yêu nổi nghề.
Đó là những chia sẻ của PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) trong cuộc gặp gỡ với báo chí cung cấp thông tin sự kiện hưởng ứng “
Ngày Asean phòng chống sốt xuất huyết” cấp quốc gia lần thứ 5 sẽ diễn ra tại TPHCM ngày 14/6.
Bệnh nguy hiểm sắp có vắc xin chủng ngừa
sốt xuất huyết Dengue">
sốt xuất huyết Dengue (SXHD) là bệnh do 4 týp huyết thanh phân biệt của vi rút Dengue gây ra và được truyền qua muỗi. Đây là mối đe dọa cho gần một nửa dân số thế giới. Hiện nay,
sốt xuất huyết chưa có Thu*c điều trị đặc hiệu. Bệnh SXHD là ưu tiên của y tế công cộng ở nhiều nước thuộc Châu Mỹ Latinh và Châu Á - nơi thường xuyên xảy ra các vụ dịch.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính, có đến 100 triệu người mắc bệnh hàng năm; nhưng con số thực tế mắc SXHD trên toàn cầu thì không thể thống kê cụ thể. Phần lớn các hệ thống giám sát hiện nay là thụ động, chưa đánh giá đúng mức gánh nặng của bệnh tật. Sự giống nhau giữa các triệu chứng của SXHD với các bệnh lý nhiễm khuẩn thông thường khác cũng gây nên những trường hợp SXHD được báo cáo sai. Hơn nữa, một số lượng lớn các trường hợp SXHD không có triệu chứng do đó cũng không được ghi nhận.
Mỗi năm, ước tính có 500.000 người (kể cả trẻ em) bị SXHD thể nặng cần nhập viện, khoảng 2,5% số bệnh nhân này Tu vong.
sốt xuất huyết dengue">
sốt xuất huyết dengue thể nặng (DHF) là một biến chứng có tỷ lệ Tu vong cao do thoát huyết tương, quá tải dịch, trụy hô hấp, xuất huyết nặng, hoặc suy đa tạng. SXHD tạo ra áp lực lớn cho các hệ thống y tế và khiến nhân viên y tế quá tải khi làm việc gây nên những tác động tiêu cực về kinh tế và xã hội.
Tại Việt Nam, theo báo cáo của PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng từ đầu năm 2015 đến nay, cả nước có khoảng 20.000 người mắc SXHD. Dịch bệnh tập trung chủ yến tại các tỉnh miền Trung, miền Nam trong đó TPHCM, Bình Dương, Bà Rịa – Vũng tàu đang là các điểm nóng của SXHD. Cục Y tế Dự phòng cảnh báo thời điểm nửa sau của năm 2015,
sốt xuất huyết sẽ diễn biến rất phức tạp, đe dọa bùng phát dịch lớn tại nhiều địa phương nếu không có giải pháp ngăn chặn kịp thời.
Chia sẻ tại cuộc họp, PGS.TS Phan Trọng Lân, Viện trưởng Viện Pasteur, cho hay: Với nỗ lực tìm ra giải pháp hiệu quả để phòng ngừa bệnh
sốt xuất huyết, công ty Sanofi Pasteur đã nghiên cứu và thử nghiệm thành công vắc xin chủng ngừa bệnh
sốt xuất huyết. Kết quả lâm sàng được thực hiện tại Việt Nam cho thấy, vắc xin đạt hiệu quả phòng bệnh khoảng 56,5% khi thử nghiệm, khi đưa vào sử dụng loại vắc xin này có thể giảm 67,2% tỷ lệ nhập viện vì SXHD.
sốt xuất huyết
Theo chia sẻ của PGS.TS Trần Đắc Phu, SXHD là bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh từ vùng này sang vùng khác và quốc gia này sang quốc gia khác. Bệnh đang là mối đe dọa trực tiếp đối với hơn một nửa dân số trên toàn cầu. Việt Nam là quốc gia có dịch
sốt xuất huyết lưu hành, điều kiện khí hậu cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa, dân di cư… đã và đang khiến cho dịch SXHD diễn biến phức tạp.
Những năm 1986 và 1987 của thế kỷ trước, cả nước có tới gần 300.000 trường hợp mắc
sốt xuất huyết với 1.500 ca Tu vong. Đây là thời kỳ đen tối của cuộc chiến chống lại loại
bệnh nguy hiểm này, người bệnh la liệt khắp các địa phương. Tuy nhiên, từ đó đến nay Việt Nam đã bền bỉ và đạt được những tiến bộ trong cuộc chiến chống SXHD, đến năm 2014 số ca mắc bệnh đã giảm xuống còn khoảng 40.000 trường hợp.
Tuy nhiên, cuộc chiến với căn
bệnh nguy hiểm này đang còn rất nhiều gian nan. Dù ngành y tế đã nỗ lực tuyên truyền với hy vọng người dân ý thức được sự nguy hiểm của SXHD để cùng hành động phòng chống dịch, song trên thực tế một bộ phận không nhỏ trong cộng đồng vẫn “chưa thông”. Nhiều gia đình tỏ rõ thái độ bất hợp tác khi không cho nhân viên y tế thực hiện công tác phun Thu*c diệt muỗi trong nhà mình; chính hiểu biệt về bệnh hạn chế nên ý thức phòng chống cũng rất thấp, người dân để lu khạp, vật dụng chứa nước mưa, nước sạch ngổn ngang hỏi sao không có muỗi gây bệnh.
Không chỉ có người dân mà ngay cả chính quyền địa phương và y tế cơ sở cũng thiếu kiến thức về phòng SXHD. Dẫn chứng cho việc này, Cục trưởng cho hay: “Nhiều lãnh đạo địa phương, cán bộ y tế tuyến xã chỉ đạo chống dịch rất rốt ráo nhưng lại làm sai khi đi phát quang bụi rậm, khơi thông ào tù. Một lần chúng tôi đến khảo sát thực tế tại Vũng Tàu, đồng chí Chủ tịch phường báo là làm rất mạnh việc tuyên truyền chống dịch nhưng khi úp lọ hoa ngay tại UBND phường thì phát hiện đầy lăng quăng. Tại Hà Nội trong những căn nhà rất sang trọng vẫn có người mắc
sốt xuất huyết, kiểm tra thì thấy trong bình nước nuôi chim đầy bọ gậy, bể cá bỏ không chứa nước lâu ngày lăng quăng tung tăng bơi lội.”
Cục trưởng nhấn mạnh, muỗi truyền bệnh SXHD là “muỗi nhà vua” chúng không bao giờ sinh sản ở ao tù, ở nước thải dơ bẩn; loài muỗi vằn này thường đẻ trong lu nước sạch, giếng khơi, dụng cụ phế thải chứa nước mưa, bình bông trên ban thờ, khay đựng nước sau tủ lạnh, lốp xe phế thải, mảnh chén vỡ, lon bia… có chứa nước. Tuy nhiên, để phát hiện được chúng không phải việc đơn giản, chúng tôi đã thường xuyên phải chui vào chuồng gà, lục tìm trong các xó xỉnh, bãi phế liệu… mới phát hiện được điểm nguy cơ.
Chia sẻ những khó khăn ngành Y tế Dự phòng đang phải đối mặt với cuộc chiến chống
sốt xuất huyết nói riêng và chống bệnh truyền nhiễm nói chung, Cục trưởng giọng trầm buồn: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh, ai cũng biết là thế nhưng thực tế anh em chúng tôi đang phải chấp nhận những thiếu thốn từ nhân sự cho đến phương tiện phòng chống dịch. Trong tình hình suy thoái kinh tế, lĩnh vực y tế dự phòng ngoài chương trình tiêm chủng được tăng ngân sách thì tất cả các dự án còn lại đều bị cắt giảm.
Cùng một “mẹ” nhưng trong lúc lĩnh vực điều trị, bác sĩ có thể sống khỏe bằng thu nhập và những công việc làm thêm thì y bác sĩ lĩnh vực dự phòng đang hưởng mức lương rất thấp, song anh em không được tham gia khám chữa bệnh nên không có nguồn thu thêm. Nhiều người đã phải bỏ nghề hoặc chuyển sang lĩnh vực điều trị vì thu nhập không thể nuôi nổi bản thân, con cái. Nhân sự cho dự phòng đang mỗi ngày một hụt dần, trong khi người cứng tay nghề thì muốn bỏ đi, người trẻ không tuyển được… lấy ai mà chống dịch.
Tôi rất rất mong chờ vào sự điều chỉnh hợp lý hơn của Quốc hội, Nhà nước về cơ chế, đãi ngộ cho các y bác sĩ dự phòng để có thể thu hút nhân lực, đầu tư phát triển mạng lưới phòng chống dịch trong thời gian tới nếu không muốn y tế dự phòng tiếp tục đi xuống.