Tâm linh hôm nay

Chuyện luân hồi chấn động của Hòa thượng Siêu Không tại Thái Lan

Giáo sư Ian Stevenson là một học giả nổi tiếng nghiên cứu về hiện tượng tái sinh luân hồi tại Đại học Virginia, Hoa Kỳ vì trong cuộc đời, ông đã thu thập và nghiên cứu hơn 3.000 trường hợp như vậy. Trường hợp luân hồi sau đây tại Thái Lan được ông nghiên cứu và công bố này gây chấn động thế giới.

Giáo sư Ian Stevensoncó một cuốn sách với tiêu đề 'Cases of the Reincarnation Type: Twelve cases in Thailand and Burma' (tạm dịch: Các dạng thức tái linh luân hồi: 12 trường hợp ở Miến Điện và Thái Lan). Một trường hợp được miêu tả chi tiết trong đó là về một nhà sư có pháp danh Siêu Không tại Thái Lan. Mô tả nói rõ Hòa thượng Siêu Không có thể nhớ lại rõ ràng những câu chuyện về kiếp trước của mình.

Tại Thái Lan, Hòa thượng Siêu Không đã từng là một tu sĩ trụ trì đáng kính. Ông sinh ngày 12/10/1908 tại Pinnabas (tỉnh Surin). Tên thật của ông là Chaokhun Rajsuthajarn, tên thường gọi là Choate. Ngay sau khi ông vừa mới sinh ra, thì bác của ông là Nai Leng cũng qua đời vì bệnh.

Ông Nai Leng khi còn sống là một Phật tử, mỗi buối tối đều ngồi xếp bằng thiền định. Ông khi còn sống cũng hết mực quan tâm yêu thương em gái của mình tên là Nang Rien, cũng chính là mẹ của Choate.

Hồi nhỏ lúc Choate mới bắt đầu tập nói, khi mẹ ông dạy ông nhận biết cô dì chú bác trong nhà, thì ông lại gọi họ là “anh, chị, em”; ông còn gọi bà ngoại là “mẹ”. Về phần mẹ mình, ông không gọi là mẹ mà gọi thẳng tên mụ của bà là “Ee Mah”, và còn nói bà là em gái của mình, rồi nói mình chính là Nai Leng chuyển sinh.

Khi mọi người hỏi tên của vợ và ba đứa con gái của Nai Leng là gì, ông đều trả lời chính xác. Choate còn có thể nói chính xác những nơi mà khi còn sống Nai Leng đã từng đi qua, những người mà Nai Leng đã từng quen biết, v.v… Cậu cũng có thể nhận ra những thứ mà Nai Leng đã từng sử dụng. Thừa hưởng thói quen từ đời trước, cậu nhất lòng hướng Phật. Năm 16 tuổi, cậu đã đến tu hành tại một ngôi chùa.

Năm Choate hơn 40 tuổi, ông đến tu hành ở một ngôi chùa ở Bangkok. Khi đó, sư trụ trì hỏi ông rằng liệu có biết ai đó có thể nhớ lại kiếp trước của mình không, ông trả lời bản thân mình có thể. Vì vậy, Choate lại có cơ hội nói về kiếp trước của mình. Sau đó, ông đã làm theo lời khuyên của trụ trì, viết lại tất cả những trải nghiệm luân hồi của mình thành một cuốn sách.

Đến năm 1969, cuốn sách nhỏ của ông đã được chính thức xuất bản.

Trong sách của mình, Hoà thượng Siêu Không đã miêu tả lại quá trình Nai Leng Tu vong và chuyển sinh một cách rất tỉ mỉ, chi tiết và sinh động:

“Tháng 8/1908, tôi (Nai Leng) đã bị bệnh mấy tháng rồi, chỉ nằm ở trên giường. Lúc này em gái tôi là Nang Rien đã mang thai đươc 7 tháng. Trong đoạn thời gian này, hai anh em chúng tôi thường xuyên nằm mơ thấy nhau. Nang Rien lần này mang thai phản ứng rất khác so với các lần khác, không thích ăn hoa quả hay các thực phẩm có vị chua như trước, mà tính cách thay đổi hẳn, trở nên rất tín ngưỡng Phật giáo, đặc biệt là rất thích ngồi thiền.

Nang Rien dành rất nhiều thời gian ngồi thiền và cầu niệm Phật, thường xuyên đi tham gia các hoạt động ở các ngôi chùa, thậm chí còn muốn trở thành ni cô. Ngày nọ, vào đêm trước lễ chay tịnh của Phật giáo, Nang Rien đã rời nhà đi đến một ngôi chùa, ở đó cạo trọc đầu mình, mặc áo bào trắng, cùng với những người khác ngồi thiền, niệm Phật, cho tận khi dịp lễ kết thúc vào tháng 11.

Tôi tuy nằm trên giường bệnh, nhưng lại có thể chứng kiến tường tận mọi hoạt động của em gái. Tôi giống như là luôn ở sau lưng Nang Rien chừng 2m. Tôi không nói chuyện với Nang Rien, chỉ là chăm chú quan sát em gái mình. Nhưng, kể từ ngày Nang Rien trở về, tôi phải đến hơn 2 ngày không nhận biết được điều gì. Đến ngày buổi chiều thứ ba, tôi mới cảm thấy mình tỉnh lại, biết rõ mình đang bị bệnh nằm ở trên giường.

Đến một ngày, tôi nghe được người thân anh em họ hàng trong phòng rôm rả nói chuyện: “Tối hôm qua Nang Rien sinh ra một bé trai rất đáng yêu”. Nghe đến đây, tôi nghĩ, nếu không bị bệnh ta cũng đang ở chỗ em gái rồi. Lúc này, đột nhiên tôi cảm giác nằm tư thế này rất không thoải mái, bèn muốn xoay người vào tường, nhưng lại không thể giữ cho cơ thể cân bằng, đành phải tiếp tục nằm thẳng. Tôi nghĩ nằm ngủ chút thì sẽ ổn lại thôi, liền nhắm mắt lại. Đúng lúc này, tôi cảm giác thấy mình hồi phục trở lại bình thường.

Tôi cảm thấy rất khỏe mạnh, hơn nữa còn có thể di chuyển được tứ phía. Thân thể rất nhẹ giống hệt như không trọng lượng, vì thế tôi cảm thấy vô cùng cao hứng, vội vàng chạy đến chỗ những người thân của mình để nói chuyện. Nhưng kỳ lạ là bọn họ lại chẳng ai nhìn thấy tôi. Tôi túm tay người này, kéo cánh tay người kia, mà họ vẫn dường như không thấy gì.

Đến giờ ăn cơm, những người thân thích đều rời đi. Một người thân tới sờ vào chân của Nai Leng (tôi). Mà tôi lại đang ở ngay đằng sau lưng, tôi nắm tay của cô ấy, nói to: “Ta ở chỗ này, ta không bị bệnh, ta đã khỏi rồi. Đừng sợ, ta không sao rồi”. Nhưng bọn họ lại chẳng ai hiểu lời tôi nói. Họ khóc to lên, trông rất thương tâm. Có người đi ra ngoài thông báo cho những người khác, tất cả mọi người chạy vào phòng.

Vào thời khắc này, tôi phát hiện mình có mặt khắp nơi: Tôi có thể đồng thời ở hai ba phương hướng khác nhau chứng kiến hoạt động của mọi người. Còn có thể tinh tường chứng kiến và nghe được giọng nói của họ. Tôi có thể hoạt động rất nhanh ở bốn phía. Ta không đói bụng cũng không khát, cũng không thấy mệt mỏi. Trong lúc tang lễ, tôi cảm thấy mình giống như thăng lên, cho dù là những người khác đang ngồi hay đang đứng, ta tôi luôn thấy mình cao hơn bọn họ.

Sau khi thân thể tôi (Nai Leng) được hoả táng, tôi bỗng nhiên nghĩ tới em gái Nang Rien. Nghe nói rằng cô ấy sinh con trai, tôi còn chưa đến thăm nó, tôi lúc nào cũng bận rộn tiếp đón khách, lúc này mới có thể đi rồi. Lúc ấy tôi đang ở nơi hoả táng, ý nghĩ muốn đi thăm Nang Rien vừa xuất ra, đã ngay lập tức ở tại phòng của Nang Rien.

Tôi nhìn đứa bé mới sinh và Nang Rien đang ngủ say. Đứa bé rất đáng yêu. Tôi nghĩ: “Phải tìm cách nào vuốt ve hôn nó một cái mới được”. Vừa lúc đó thì em gái tôi tỉnh dậy, nhìn thấy tôi, Nang Rien giật mình nói: “Anh trai à, anh đã sang thế giới khác. Xin đừng lại xuất hiện tại trước mặt chúng em, đừng vướng bận vì chúng em nữa”. (Đây là cũng là lần duy nhất người thân nói chuyện tôi). Tôi có chút ngượng ngùng, liền ẩn đi.

Một lát sau, tôi lại muốn liếc mắt nhìn đứa bé, em gái tôi lại tỉnh dậy nói y như lúc nãy. Tôi lại lui ra, mặc dù rất muốn ở lại, nhưng mà tôi biết rõ mình phải đi. Nhưng trước khi rời đi, tôi nghĩ dù sao cũng phải nhìn đứa bé kia một cái đã. Lần này, tôi quyết định ở một khoảng cách khá xa, để em gái tôi không thể nhìn thấy. Vì vậy, tôi ngó đầu vào nhìn đứa bé, nhưng đến lúc chuẩn bị rời đi thì đột nhiên tôi thấy thân thể mình đang quay tròn với một tốc độ rất nhanh. Tôi không cách nào để giữ thăng bằng. Tôi dùng tay che kín đầu, mặt và lỗ tai lại, sau đó tôi mất hết tri giác. Tôi cảm giác được rằng mình đã ch*t.

Không biết là qua bao lâu, tôi khôi phục tri giác. Tôi không biết mình ở nơi nào. Trong trí nhớ, tôi chỉ biết rõ không lâu trước đó tôi là Nai Leng, hồi tưởng lại quá khứ, tôi không rõ vì sao mà hiện giờ mình phải ở vào trong hoàn cảnh bất lực như thế này, tôi cảm thấy uể oải. Về sau, tôi nhận ra những người đến thăm mình, và nhớ được tên của bọn họ. Tôi vẫy tay muốn nói chuyện với họ, nhưng lại chỉ phát ra tiếng bập bẹ giống như trẻ con. Lúc này có người chú ý tới động tác của tôi liền bế tôi lên. Tôi rất vui vẻ, cười thích thú.

Đến khi tôi bập bẹ tập đi và học nói, một hôm bà ngoại đến, bởi vì ký ức quá khứ khống chế tôi, nên tôi gọi bà là “mẹ”. Bà ngoại chỉ vào Nang Rien hỏi tôi: “Nếu như ta là mẹ của con, vậy kia là ai?”. Tôi nói: “Đó là Ee Mah của ta” (tiếng Thái nghĩa là cún con). Ee Mah là biệt danh mà tôi gọi em gái khi còn nhỏ. Bà ngoại thấy lạ liền hỏi tiếp: “Vậy thì con tên là gì?”. Tôi nói: “Ta là Nai Leng”, tôi thấy rất lạ, họ rõ ràng không nhận ra tôi.

Lúc này, Nang Rien ở bên cạnh tôi liền nói: “Thảo nào sau khi con sinh nó thì có vài lần nhìn thấy anh Nai Leng. Nó nhất định là anh trai chuyển sinh rồi”. Vì thế, Nang Rien tiếp tục hỏi tôi: “Nếu là như vậy vợ và con của anh tên là gì? Anh làm công việc gì?”, v.v… Tôi trả lời chuẩn xác tất cả mọi câu hỏi. Từ đó người nhà mới tin tôi là Nai Leng chuyển sinh”.

Con gái của Nai Leng nói, Hoà thượng Siêu Không lúc còn trẻ có sở thích giống hệt như cha cô (Nai Leng), họ đều thích đến chùa miếu. Hoà thượng Siêu Không và Nei Leng đều bắt đầu vào chùa tu hành từ năm 16 tuổi, chỉ có điểm khác nhau là Nei Leng năm 25 tuổi hoàn tục, lấy vợ sinh con, còn Hoà thượng Siêu Không thì trọn đời làm tăng nhân.

Trong cuốn sách vừa xuất bản của tác giả Nguyên Phong là 'Muôn kiếp nhân sinh', tác giả nói "Đừng đợi thấy quả mới tin nhân quả', khuyến cáo con người hiểu biết về nhân quả, sống lương thiện giữa đời vì nhân quả là điều không thể tránh khỏi, không ở kiếp này thì kiếp sống khác. Luân hồi là một khái niệm của Phật giáo, có liên quan mật thiết tới nhân quả.

Vân Tuyền   

Mạng Y Tế
Nguồn: Phật giáo (https://phatgiao.org.vn/chuyen-luan-hoi-chan-dong-cua-hoa-thuong-sieu-khong-tai-thai-lan-d43034.html)

Tin cùng nội dung

  • Xã hội hiện đại, trong cái sự tầm thường của cuộc sống trần tục liệu còn mấy ai tin vào những điều phi thường hay phép nhiệm màu. Phật giáo và những câu chuyện Phật pháp mang lại nhiều hơn sự thanh thản không chỉ bởi sự phi thường, với tôi điều phi thường thường xuất phát từ những gì thật nhỏ bé.
  • Chuyện sau đây có vẻ khó tin nhưng nó là câu chuyện được xác tín của Đại tướng George Smith Patton (sinh 11-11-1885, mất 21-12-1945) - một trong những viên tướng vĩ đại nhất lịch sử Hoa Kỳ, một nhà chiến lược kỳ tài lừng danh thế giới.
  • Chính sự đau khổ cùng cực này, khiến tác giả vẫn tin tưởng một cách mãnh liệt rằng: “Tình trạng tuyệt vọng của hành tinh này đang dần dần đánh thức mọi người tỉnh dậy để thấy sự cấp thiết phải thay đổi trên một phạm vi rộng lớn có tính cách toàn cầu”.
  • Điều mà tôi dám khẳng định, dù chưa chứng minh được, đó là đa số chúng ta kiếp trước không sánh được như là những vỹ nhân mà tôi nêu ra ở trên trừ khi may mắn trúng số. Cũng đừng cao vọng là kiếp tới sẽ đổi đời khá hơn mà rồi lại thất vọng dài dài trong luân hồi.
  • Tất cả mọi sinh mệnh hữu tình sinh ra sống còn và ch*t đi, chúng bị lệ thuộc vào nghiệp nhân và nghiệp quả để trở thành một sinh mệnh hữu tình trong hiện tại.
  • Trong suốt dọc dài lịch sử (có thể nói) hầu hết những sáng tác phẩm văn học nghệ thuật do người Việt viết, hoặc phóng tác, không nhiều thì ít, đều đã chịu sự ảnh hưởng của thuyết nhân quả, luân hồi, nghiệp báo của đạo Phật.
  • Ngày xưa thì khó tin thật nhưng bây giờ rất dễ tin, tất cả muôn sự muôn vật ở thế gian này nó là sự chuyển biến chứ không có gì mất hẳn. Gần nhất là quả đất mình đang sống, nó xoay vòng vòng hoài tức là luân hồi chứ gì? Còn thời tiết thì cứ xuân, hạ, thu, đông trở đi trở lại hoài cũng là luân hồi. Cho đến trong người mình máu huyết lưu thông từ tim ra mạch, từ mạch trở về tim, cứ như vậy mà chuyển biến luôn luôn.
  • (MangYTe) Tái sinh và Luân hồi lục đạo là khái niệm cho dù hiểu thì bạn cũng vẫn khó có thể giải thích hết được những gì mình đang đối mặt ở kiếp này, vì thế chi bằng cứ sống tốt, làm điều thiện thì mọi sự sẽ được hóa giải.
  • Phúc đức có phải là biến thể của thuyết luân hồi - nhân quả
  • Những điều cần lưu ý về viết sớ và dâng sớ khi lễ chùa đầu năm
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY