Kinh tế xã hội hôm nay

Chuyện tình cổ tích của ông lão “nhặt vợ” giữa bãi nổi sông Hồng

MangYTe - Cùng cảnh không nhà, không cửa, không người thân thích, ông Nguyễn Văn Thành (84 tuổi) và bà Nguyễn Thị Thủy (83 tuổi) nên duyên vợ chồng. Dù 50 năm qua, cuộc sống chưa bao giờ sung túc nhưng tiếng cười, niềm hạnh phúc của đôi vợ chồng già ở bãi nổi sông Hồng (Hà Nội) luôn đầy ắp niềm vui và hạnh phúc.

Ông Nguyễn Văn Thành và bà Nguyễn Thị Thủy bên tổ ấm của mình. ảnh: Lê Bảo

Hình xăm đặc biệt trên cánh tay

Những ngày qua, thời tiết hà nội mưa tầm tã do ảnh hưởng bởi cơn bão số 7, cộng thêm mực nước sông hồng dâng cao do thủy điện hòa bình xả lũ khiến cuộc sống những người dân sinh sống dưới bãi nổi (đoạn dưới chân cầu long biên) thêm phần cơ cực. dẫu thời tiết dù khắc nghiệt đến thế nào đi nữa thì những người dân sinh sống tại đây vẫn luôn lạc quan, yêu đời bởi ngoài lo cơm áo gạo tiền qua ngày, chẳng điều gì khiến họ bận tâm.

Không quá khó để chúng tôi hỏi thăm đến "tổ ấm" của vợ chồng ông nguyễn văn thành và bà nguyễn thị thủy, đó là chiếc thuyền tạm đang dập dìu trên mặt nước sông đục ngầu cạnh chân cầu long biên. thấy người lạ đến, hai vợ chồng già tỏ vẻ vui mừng, bởi có lẽ những ngày mưa gió, nước lên được ngồi trò chuyện với người lạ cũng là niềm hạnh phúc khó diễn tả. tuổi cao, sức khỏe bắt đầu giảm sút nên ông thành bị điếc, còn mắt bà thủy cũng mờ đi suốt 2 năm qua.

Ngày 26/9/1969 là ngày ông Thành ngỏ lời bà Thủy về chung sống với mình được ông xăm lên cánh tay để ghi nhớ.

Pha xong ấm trà mạn, ông thành ngồi xuống cạnh người vợ "nhặt" của mình, nhấp chén trà và kể cho chúng tôi nghe câu chuyện cách đây 50 năm mà ông không bao giờ quên. ông kể: "tôi quê gốc tại đông sơn (tỉnh thanh hóa) nhưng khi lên 10 tuổi đã chịu cảnh mồ côi, trong khi họ hàng thân thích chẳng có nên từ đó tôi phải lang thang đầu đường, xó chợ để mưu sinh, thậm chí có lúc phải đi ăn xin... năm 16 tuổi, tôi rời quê hương ra hà nội kiếm sống".

Ông Thành cho biết, đặt chân đến mảnh đất Thủ đô một thời gian thì may mắn ông được một phụ nữ không gia đình, con cái nhận làm con nuôi. Dù cuộc sống vất vả, cực khổ nhưng bản thân ông Thành cũng rất hạnh phúc và cảm nhận được tình cảm người mẹ nuôi dành cho mình. Nhưng cuộc sống lại bất công đối với ông thêm một lần nữa khi chỉ vài năm sau, mẹ nuôi gặp bạo bệnh qua đời khiến ông lại tiếp tục mồ côi, sống lang thang…

Đến năm 1969, trong một lần đi xin ăn tại ga hà nội thì ông gặp bà thủy đang nhặt gạo cho vào ống bơ. lúc này, ông thành bắt chuyện và biết được bà thủy cũng cùng hoàn cảnh không nhà cửa, không nơi nương tựa và người thân thích như mình. cuối cùng, ông mạnh dạn nói: "cô về ở với tôi đi, rồi cùng nhau mò cua bắt ốc sống qua ngày…". đó là ngày 26/9/1969 và ông thành sau này cũng quyết định đi xăm trên cánh tay để ghi nhớ ngày mình thổ lộ tình cảm với vợ và cả hai đều xem đó là ngày cưới.

Hạnh phúc chỉ là nhìn thấy nhau

Bà Thủy nói, khi nhìn vào ánh mắt ông Thành, bà đã thấy ông là người có thể tin yêu.

Bà Thủy nhớ lại: "Nghe ông ấy thổ lộ, khi đó tôi là một cô gái mới lớn nên cũng rất bối rối và lo lắng. Trong đầu đặt ra hàng loạt câu hỏi: Liệu người ta có lừa mình không? Có phải người ta trêu đùa cho vui? Mới gặp nhau lần đầu mà tình cảm sao lại đến nhanh như vậy được?... Nghĩ nhiều nhưng quan trọng nhất là khi nhìn vào đôi mắt ông ấy, tôi tin rằng ông chân thành".

Về sống chung một thời gian thì xảy ra chiến tranh nên cả hai phải lên tận Yên Bái – Lào Cai để sống bằng nghề kiếm củi, hái măng bán lấy tiền đong gạo sống qua ngày. Hòa bình lập lại, vợ chồng ông bà quay về Hà Nội. Cuộc sống mưu sinh cực khổ nên ông bà xin lên Ba Vì - nơi có trại giáo dưỡng dành cho người cơ nhỡ, lang thang. Tại đây, hai vợ chồng đã gắn bó đến gần 20 năm và có vô vàn kỷ niệm của tuổi thanh xuân. Hàng ngày, bà chăm sóc vườn rau, còn ông làm nghề bốc mộ thuê trong vùng. Thế nhưng sau này vì một lý do khách quan, ông bà lại rời xa nơi ấy, quay về với cuộc sống lang thang…

"Cách đây khoảng 10 năm, chúng tôi lại về Hà Nội sống dưới chân cầu Long Biên để cùng mưu sinh, ai thuê gì làm nấy. Chúng tôi cũng được rất nhiều người thương và quyên góp để dựng một chiếc thuyền làm nơi trú ngụ với hi vọng có thể ở bên nhau đến hơi thở cuối cùng", bà Thủy vui mừng kể.

Sau 50 năm “nhặt” vợ, ông Thành luôn yêu thương người vợ của mình.

Do mắt bị mờ nên bà Thủy chỉ quẩn quanh cạnh chiếc thuyền, khai hoang khoảng đất nhỏ tại bãi bồi để trồng ít rau ăn và bán kiếm tiền đong gạo. Còn ông Thành lang thang cùng chiếc xe đạp khắp phố phường để nhặt rác, bán kiếm tiền lo cho cuộc sống của hai thân già.

Dù hạnh phúc, tươi cười nhưng cả hai ông bà giọng đều chùng xuống khi nhắc đến con cái: "Thời trẻ chúng tôi cũng dự định sẽ sinh con để chăm sóc, nuôi nấng và khi về già có người lo cho mình. Thế nhưng do duyên trời định nên ước mơ chẳng thành sự thật được. Nhiều lúc cũng buồn và tủi lắm, nhưng chúng tôi luôn động viên, chăm sóc và che chở cho nhau đến hơi thở cuối cùng".

Mưa mỗi ngày một nặng hạt, đôi vợ chồng già trên chiếc thuyền vẫn say đắm kể chuyện về những ngày xưa cũ cho chúng tôi nghe. những câu chuyện về mưu sinh vất vả, những câu chuyện tình yêu, chuyện về những mùa lũ đã qua… nhưng ánh mắt đôi vợ chồng già luôn ánh lên niềm hạnh phúc vô bờ…

Lê Bảo

Báo Gia đình và Xã hội cập nhật tin tức trong ngày liên tục, mới nhất

Mạng Y Tế
Nguồn: Gia đình (http://giadinh.net.vn/xa-hoi/chuyen-tinh-co-tich-cua-ong-lao-nhat-vo-giua-bai-noi-song-hong-20201016155502533.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY