Loratadine là một kháng histamine ba vòng mạnh có tác dụng kéo dài với tác động đối kháng chọn lọc trên thụ thể H1 ngoại vi .
Pseudoéphédrine sulfate là một trong những alcaloide tự nhiên của ephedra và là một chất làm co mạch dùng theo đường uống tạo ra tác dụng chống sung huyết từ từ nhưng k o dài giúp làm co niêm mạc bị sung huyết ở đường hô hấp trên.
Giảm các triệu chứng đi kèm với viêm mũi dị ứng và chứng cảm lạnh thông thường bao gồm nghẹt mũi, hắt hơi, chảy mũi, ngứa và chảy nước mắt.
Clarinase Repetab được khuyến cáo sử dụng khi cần phối hợp tính chất kháng histamine của loratadine và chống sung huyết của pseudoéphédrine sulfate.
Chống chỉ định ở những người đã xuất hiện quá mẫn hay đặc dị với Clarinase Repetab, với các tác nhân gây dị ứng hay với những Thuốc khác có cấu trúc hóa học tương tự. Clarinase Repetab cũng chống chỉ định ở bệnh nhân đang dùng Thuốc IMAO hay trong vòng 14 ngày sau khi ngưng Thuốc, bệnh nhân glaucome góc hẹp, bí tiểu, cao huyết áp nặng, bệnh động mạch vành nặng và cường giáp.
Nên thận trọng khi sử dụng các Thuốc giống giao cảm cho bệnh nhân glaucome, loét dạ dày gây hẹp môn vị, nghẽn môn vị tá tràng, phì đại tuyến tiền liệt, tắc nghẽn cổ bàng quang, bệnh tim mạch, tăng nhãn áp hay tiểu đường.
Nên cẩn thận khi sử dụng các Thuốc giống giao cảm ở bệnh nhân đang dùng digitalis. Các Thuốc giống giao cảm có thể làm kích thích hệ thần kinh trung ương, kích động, co giật và/hoặc trụy tim mạch đi kèm với hạ huyết áp. Bệnh nhân suy gan nặng nên cho dùng liều khởi đầu thấp hơn do có thể giảm thanh thải loratadine; khuyến cáo nên sử dụng liều khởi đầu là 1 viên mỗi ngày.
Nghiện Thuốc và lệ thuộc Thuốc: Hiện nay chưa có số liệu chứng minh sự nghiện hay lệ thuộc Thuốc do loratadine.
Pseudoéphédrine sulfate, giống như các Thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương khác, có gây nghiện. Với liều cao, các đối tượng thường có cảm giác bay bổng, giảm ngon miệng và cảm giác gia tăng năng lực thể chất, khả năng tinh thần và cảnh giác thần kinh. Sử dụng tiếp tục các Thuốc kích thích thần kinh trung ương khác sẽ gây lờn Thuốc. Ngưng Thuốc đột ngột có thể gây trầm cảm.
Ở bệnh nhân ≥ 60 tuổi, các Thuốc giống giao cảm có khả năng xảy ra tác dụng phụ nhiều hơn, như gây lẫn lộn, ảo giác, co giật, ức chế hệ thần kinh trung ương và Tu vong. Do đó, cần cẩn thận khi dùng chế phẩm có chứa chất này cho bệnh nhân lớn tuổi.
Chưa xác định được tính an toàn khi sử dụng Clarinase Repetab trong thai kỳ. Do đó chỉ nên dùng Thuốc khi lợi ích cao hơn nguy cơ có thể xảy ra cho bào thai.
Do loratadine và pseudo ph drine sulfate được tiết qua sữa, nên cân nhắc quyết định ngưng cho con bú hay ngưng dùng Clarinase Repetab.
Khi dùng đồng thời với rượu, loratadine không tăng thêm tác dụng như kết quả đo được ở các nghiên cứu tâm thần vận động.
Đã có báo cáo về sự gia tăng nồng độ của loratadine trong huyết tương sau khi dùng đồng thời với kétoconazole, érythromycine hay cimétidine trong các thử nghiệm lâm sàng có kiểm chứng, mà không có thay đổi có { nghĩa nào về mặt lâm sàng (bao gồm ECG). Nên cẩn thận khi dùng chung với các Thuốc khác được biết có tác dụng ức chế chuyển hóa gan ngoại trừ đã nghiên cứu xác định rõ ràng tương tác Thuốc.
Khi dùng Thuốc giống giao cảm cho những bệnh nhân đang sử dụng IMAO, phản ứng tăng huyết áp, bao gồm cơn tăng huyết áp có thể xuất hiện. Tác dụng hạ huyết áp của méthyldopa, mécamylamine, réserpine và các alcaloide veratrum có thể bị giảm đi do các Thuốc giống giao cảm. Các tác nhân ức chế b-adrenergic cũng có thể tương tác với các Thuốc giống giao cảm. Sự gia tăng tác động pacemaker (điều nhịp) lạc chỗ khi pseudo ph drine dùng đồng thời với digitalis. Các Thuốc kháng acide làm gia tăng tốc độ hấp thu pseudoéphédrine ; kaolin làm giảm tốc độ hấp thu pseudoéphédrine.
Tương tác Thuốc với các xét nghiệm : Nên ngưng dùng các Thuốc kháng histamine khoảng 48 giờ trước khi làm xét nghiệm trên da do các Thuốc này có thể ngăn cản hay làm yếu đi các phản ứng dương tính với các chất chỉ thị có hoạt tính trên da.
In vitro, sự thêm pseudoéphédrine vào huyết thanh chứa isoenzyme MB của tim hay créatine phosphokinase huyết thanh ức chế dần dần tác động của enzyme. Ức chế hoàn toàn sau 6 giờ.
Trong nghiên cứu lâm sàng có kiểm chứng với liều lượng khuyến cáo, tỷ lệ xảy ra tác dụng ngoại { do Clarinase Repetab cũng tương đương như tỷ lệ khi dùng placebo, với ngoại lệ được báo cáo cho tác dụng mất ngủ và khô miệng. Các tác dụng phụ khác đi kèm với cả Clarinase Repetab và placebo là nhức đầu và buồn ngủ.
Các phản ứng phụ hiếm gặp liệt kê theo tỷ lệ xuất hiện giảm dần bao gồm lo lắng, chóng mặt, mệt mỏi, buồn nôn, đau bụng, chán ăn, khát nước, tim nhanh, viêm họng, viêm mũi, mụn nhọt, ngứa ngáy, nổi ban, mày đay, đau khớp, lú lẫn, khàn tiếng, tăng vận động, giảm cảm giác, giảm T*nh d*c, dị cảm, rung rẩy, chóng mặt, đỏ bừng mặt, hạ huyết áp thế đứng, tăng tiết mồ hôi, đau mắt, đau tai, ù tai, bất thường vị giác, kích động, lãnh đạm, trầm cảm, sảng khoái, ác mộng, tăng cảm giác ngon miệng, thay đổi thói quen ở ruột, khó tiêu, ợ hơi, trĩ, lưỡi mất màu, đau lưỡi, nôn mửa, bất thường thoáng qua chức năng gan, mất nước, tăng cân, cao huyết áp, đánh trống ngực, đau nửa đầu, co thắt phế quản, ho, khó thở, chảy máu cam, nghẹt mũi, chảy mũi, kích ứng mũi, mất tiểu, khó tiểu gây đau, tiểu đêm, đa niệu, bí tiểu, suy nhược, đau lưng, co thắt chân, khó ở và chuột rút. Trong quá trình đưa Thuốc ra thị trường, chứng rụng tóc, phản vệ và bất thường chức năng gan đã được báo cáo xuất hiện rất hiếm.
Khi có quá liều nên áp dụng điều trị triệu chứng và hỗ trợ ngay lập tức và duy trì các biện pháp này tùy theo tình trạng bệnh nhân.
Có thể đi từ ức chế hệ thần kinh trung ương (buồn ngủ, ngừng thở, mất cảnh giác thần kinh, tím tái, ngất, trụy tim mạch) đến tình trạng kích thích (mất ngủ, ảo giác, rung rẩy hay co giật), thậm chí Tu vong.
Các dấu hiệu và triệu chứng có thể là sợ ánh sáng, kích động, tim nhanh, đánh trống ngực, khát nước, đổ mồ hôi, buồn nôn, chóng mặt, ù tai, mất điều hòa, nhìn mờ, cao huyết áp hay tụt huyết áp. Khả năng kích thích đặc biệt rõ rệt ở trẻ em, vì là những triệu chứng giống như atropine (khô miệng; đồng tử dãn và đờ; đỏ bừng mặt; sốt; và các triệu chứng trên đường tiêu hóa).
Với liều cao, tác dụng giống giao cảm có thể làm chóng mặt, nhức đầu, đổ mồ hôi, khát nước, tim nhanh, đau trước tim, khó tiểu, yếu cơ và căng cơ, bồn chồn, cảm giác mệt mỏi và mất ngủ. Nhiều bệnh nhân có thể xuất hiện chứng loạn tâm thần nhiễm độc với hoang tưởng và ảo giác. Một vài trường hợp bị loạn nhịp tim, trụy tim mạch, co giật, ngất và suy hô hấp. Giá trị LD50 của Thuốc phối hợp này là > 525 và 1839 mg/kg tương ứng cho chuột nhắt và chuột lớn.
Nên gây nôn ngay cả khi bệnh nhân nôn một cách tự phát. Thường người ta hay dùng cách gây nôn bằng xirô ipeca. Tuy nhiên không nên gây nôn ở bệnh nhân không được tỉnh táo. Tác động của ipeca được hỗ trợ thêm bằng vận động thể chất và uống thêm 240-360 ml nước. Nếu bệnh nhân không nôn trong vòng 15 phút, nên lặp lại liều lượng ipeca. Phải áp dụng những biện pháp thận trọng bảo vệ hô hấp đặc biệt đối với trẻ em. Sau khi gây nôn, có thể thử dùng than hoạt tính trộn sệt với nước để hấp phụ phần Thuốc còn lại trong dạ dày. Nếu gây nôn không thành công hay bị chống chỉ định, nên rửa dạ dày. Dung dịch nước muối S*nh l* là dung dịch rửa được lựa chọn, đặc biệt trong trường hợp trẻ em. Ở người lớn có thể dùng nước máy ; tuy nhiên, lượng nước đưa vào nên được tháo ra càng nhiều càng tốt trước khi đưa thêm lượng nước kế tiếp. Thuốc tẩy muối đưa nước vào ruột và do đó có thể hữu hiệu trong việc hòa tan nhanh chóng các chất có trong ruột. Không biết được là Thuốc có thẩm phân được hay không. Sau khi gây nôn, bệnh nhân nên được theo dõi về mặt y khoa cẩn thận.
Điều trị các triệu chứng lâm sàng và thực thể của quá liều là điều trị về triệu chứng và điều trị hỗ trợ. Không nên dùng các tác nhân kích thích (Thuốc hồi sức). Các Thuốc tăng huyết áp có thể sử dụng để điều trị tụt huyết áp. Có thể cho dùng các barbiturate tác động ngắn, diazépam hay parald hyde để kiểm soát động kinh. Sốt, đặt biệt ở trẻ em, có thể cần tắm đắp bằng nước ấm hay dùng chăn hạ nhiệt độ. Có thể điều trị ngưng thở bằng hỗ trợ thông khí.