Cha mẹ nào cũng mong con sẽ thông minh, học hành giỏi giang và thành đạt trong tương lai. Tuy nhiên, không phải đứa trẻ nào sinh ra cũng thông minh hơn người. Trí thông minh còn phụ thuộc vào sự rèn giũa và cách nuôi nấng của bố mẹ.
Nghiên cứu của nhóm Giáo sư Richard Weissbourd, một nhà khoa học hành vi trẻ em ở Đại học Harvard cho thấy có 3 giai đoạn vàng trong quá trình phát triển trí não của một đứa trẻ, đó là các giai đoạn: 0 - 3 tuổi, 5 - 7 tuổi và 8 - 10 tuổi. Trong 3 giai đoạn cao điểm này, nếu cha mẹ biết nắm bắt cơ hội kịp thời giúp con rèn luyện 1 số kĩ năng và hướng dẫn chúng đúng hướng, bộ não của trẻ sẽ được kích thích phát triển tối đa, từ đó giúp chúng tăng cường kĩ năng tư duy, trở nên thông minh hơn.
Đây là giai đoạn trẻ tò mò với thế giới xung quanh, chúng dần hình thành sự tự nhận thức và ham muốn khám phá mọi thứ, bắt chước tất cả những gì chúng nhìn thấy.
Trẻ nhỏ đặc biệt thích bắt chước hành vi của cha mẹ, chúng luôn rất tập trung vào những việc cha mẹ làm, chăm chú quan sát và ghi nhớ vào bộ não, sau đó sẽ lặp lại hành vi đó.
Ngoài ra trẻ em trong giai đoạn này cũng có ý thức cạnh tranh mạnh mẽ. Chẳng hạn khi hai đứa trẻ cùng ăn với nhau, chúng sẽ ăn nhanh hơn nhiều khi ăn một mình. Hoặc khi cùng chơi đồ chơi với nhau, trẻ có xu hướng muốn tranh giành món đồ chơi mà đứa trẻ còn lại đang cầm.
Lúc này, não bé có 3 chức năng hoạt động chính: tiếp thu sự mới lạ, lặp lại và cuối cùng là ghi nhớ. Thời gian các bé ghi nhớ vô cùng nhanh, cao gấp 4 lần so với thời gian ghi nhớ của người ở tuổi trưởng thành.
Nếu con bạn đang ở giai đoạn này, cha mẹ nên chú ý đến hành vi của chính mình, điều chỉnh những hành vi xấu và hướng dẫn, khuyến khích con thể hiện những hành vi tốt để xây dựng tính tự lập cho con.
Đây là giai đoạn vàng thứ hai trong quá trình phát triển trí não của một đứa trẻ. Tính cách của trẻ cũng được thể hiện tương đối đầy đủ ở giai đoạn này nên nó cũng là thời kì quan trọng để bố mẹ định hướng phát triển tính cách cho con.
Trẻ ở độ tuổi lên 5, lên 7 có khả năng học tập nhanh, nhưng chúng chưa biết phân biệt tất cả những cái đúng, cái sai. Chúng có thể nhanh chóng học theo những cái tốt và cả cái xấu. Vì thế, trong giai đoạn quan trọng này, cha mẹ nên chú ý quan sát con một cách cẩn thận để xem bé có thói quen xấu nào không, kịp thời sửa chữa.
Việc đánh mắng trẻ khi trẻ hành động sai ở giai đoạn này không được các chuyên gia khuyến cáo bởi nó chỉ làm trẻ càng dễ nổi loạn.
Ở lứa tuổi này, cha mẹ nên kịp thời nắm bắt cơ hội rèn luyện cho con những thói quen sống tốt. Tùy tính cách của trẻ mà tìm ra cách hướng dẫn phù hợp, miễn là không bỏ lỡ giai đoạn này thì trí não trẻ sẽ phát triển thông minh hơn.
Ngoài ra, để kích thích và hỗ trợ sự phát triển trí não thời điểm này cho các con, bố mẹ nên dẫn con đến những khu vui chơi, như: công viên, vườn bách thú, khu vui chơi trí tuệ hay cho con tiếp xúc với các bộ đồ chơi xếp hình, tư duy.
Chuyên gia Đại học Harvard nhấn mạnh đến tầm quan trọng của việc phát triển trí não trẻ ở giai đoạn vàng thứ 3 này. Đây là giai đoạn trẻ xuất hiện dấu diệu chán nản học hành và thể hiện rõ sự nổi loạn, chúng thường không thích nghe và làm theo lời bố mẹ nói.
Đây là giai đoạn mà các cảm xúc cạnh tranh, tư duy chiến thắng của trẻ phát triển mạnh mẽ. Trong mọi cuộc chơi của con, kể cả đối với bố mẹ hay bạn bè, con luôn cố gắng hết mình để tự giành chiến thắng. Yếu tố này tác động mạnh vào trí óc của con, kích thích chúng tư duy theo nhiều chiều hướng, sáng tạo cách chơi và tạo ra những lối chơi mới để giành được chiến thắng.
Trong giai đoạn này, bố mẹ càng phải sát sao hơn trong việc nuôi dưỡng con cái bởi nó có tác động lớn đến việc hình thành tính cách hoàn chỉnh của trẻ trong tương lai.
Các chuyên gia nuôi dạy con từng nói: Rất dễ để giúp trẻ cố gắng từ bỏ thói quen xấu trước 11 tuổi, nhưng sau độ tuổi đó sẽ khó khăn vô cùng. Càng lớn, những vấn đề trong thói quen, tính cách của trẻ sẽ trở thành đặc trưng tính cách con người trẻ khi lớn lên.
Một số chất dinh dưỡng quan trọng giúp trẻ phát triển trí thông minh, cha mẹ nên tăng cường trong bữa ăn hàng ngày cho trẻ:
1. Chất đạm (protein): Hoạt chất xây dựng nên các tế bào mô, cơ quan, giúp thúc đẩy sự phát triển của cơ thể trẻ nói chung và não bộ trẻ nói riêng.
2. I-ốt: Thiếu iốt sẽ dẫn đến sự suy giảm sự phát triển não bộ, không tốt cho trí thông minh của trẻ.
3. Sắt: Nhiều nghiên cứu chứng minh, sắt liên quan trực tiếp đến sự phát triển não bộ, giúp duy trì ổn định chỉ số phát triển tâm thần, trí nhớ và vận động của trẻ.
4. Các axit béo không no chuỗi dài: Thành phần của não bộ có đến 60% là chất béo. Trong đó DHA và ARA là các thành phần lipid chính của não, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển trí thông minh của trẻ.
Moon
Chủ đề liên quan: