Tai , Mũi , Họng hôm nay

Có cách nào trị dứt điểm viêm mũi dị ứng không Mangyte?

Trước kia em bị viêm phế quản, giờ bị viêm mũi dị ứng. Em đã dùng kháng Thu*c Histamin mà chưa hết bệnh.

Thưa bác sĩ,Trước kia em bị viêm phế quản, giờ bị viêm mũi dị ứng. Em đã dùng kháng Histamin mà chưa hết bệnh. BS cho em hỏi: có cách nào trị dứt điểm viêm mũi dị ứng không?

(Viên - Phú Yên)

Chào bạn,

Viêm mũi dị ứng (VMDƯ) chia thành 2 loại chính là VMDƯ theo mùa và VMDƯ quanh năm. VMDƯ theo mùa là tùy thuộc vào thời tiết từng mùa xuất hiện các loại dị nguyên trong gió như phấn hoa, nấm mốc... VMDƯ quanh năm tức là mùa nào cũng có thể bị VMDƯ do có liên quan đến một số dị ứng nguyên như côn trùng (mò, mạt, bọ chét, ve...), bụi trong nhà, lông súc vật nuôi trong nhà nhất là lông của mèo, chó...

Để góp phần hạn chế vmdư, cần giữ ấm cơ thể lúc thời tiết giao mùa, nhất là vùng mũi họng. không nên nuôi chó mèo, không tiếp xúc với chúng. thường xuyên giặt giũ, phơi nắng chăn mến gối… sạch sẽ. tránh tiếp xúc bụi bặm, khói. nhà ở cần sạch sẽ thông thoáng, không ẩm ướt để tránh nấm mốc. vệ sinh mũi họng sạch sẽ mỗi ngày, nhỏ mũi bằng S*nh l*.

Điều trị:

- Thu*c kháng Histamin uống, có thể nhỏ mũi Thu*c chống nghẹt mũi (không dùng quá 7 ngày).

- Ngoài ra còn có phương pháp giải mẫn cảm đặc hiệu (miễn dịch liệu pháp): thử test để biết dị ứng với loại kháng nguyên nào, tiêm chất kháng nguyên gây bệnh với liều tăng dần, làm cho cơ thể thích ứng dần với chất đó và không dị ứng nữa. - Thời gian điều trị phải kéo dài 4-5 năm mới đạt được hiệu quả mong muốn, các triệu chứng chỉ bắt đầu cải thiện rõ sau 6-12 tháng.

Thân ái! BS Chuyên khoa của AloBacsi

Mạng Y Tế
Nguồn: Alo bác sĩ (http://alobacsi.com/co-cach-nao-tri-dut-diem-viem-mui-di-ung-khong-alobacsi-n74161.html)

Tin cùng nội dung

  • Cháu đi khám, BS nói khó đi tiểu là do không điều khiển được cơ vòng bàng quang nhưng không chữa được.
  • Ngứa mắt, họng khô, phát ban, buồn nôn, khó thở… là những triệu chứng của dị ứng mà trẻ nhỏ có thể gặp do ăn thực phẩm không hợp với cơ thể.
  • Theo nghiên cứu, đơn tướng quân có tác dụng tiêu độc, chống dị ứng và kháng khuẩn mạnh. Trong nhân dân thường dùng lá đơn tướng quân dị ứng,
  • Cóc mẳn, còn được gọi là cúc mẳn, cúc ma, cỏ the, nga bất thực thảo..., có tên khoa học là Centipeda minima (L.). Cóc mẳn phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng đồng bằng, trung du và núi thấp, thường mọc nhiều ở những nơi ẩm thấp, ruộng bỏ hoang.
  • Dân gian có những phương pháp trị liệu có thể xử trí ban đầu khi bị côn trùng cắn bằng những dược liệu tự kiếm tại chỗ khi chưa kịp chuyển nạn nhân tới các cơ sở y tế.
  • Xét nghiệm kiểm tra dị ứng áp da có thể giúp tìm ra nguyên nhân gây ra triệu chứng viêm da do dị ứng (còn gọi là viêm da tiếp xúc).
  • Xét nghiệm kháng nguyên và kháng thể giúp xác định một số loại bệnh nhiễm trùng nhất định và một số rối loạn khác.
  • Dị ứng có 2 thể cấp tính và mãn tính. Dị ứng cấp tính thường có liên quan đến cơ địa; do dùng những thức ăn không tươi, nhất là với cá, tôm, cua, trứng không đảm bảo an toàn vệ sinh, do uống rượu; hoặc vì bên trong có nhiệt, cảm phong hàn, gió nóng, hoặc vì ra mồ hôi nhiều.
  • Dị ứng ở trẻ là tình trạng liên quan đến hệ thống miễn dịch, dù dị ứng nặng hay nhẹ, có nhiều cách để có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các dạng dị ứng
  • Bệnh chàm là một bệnh mạn tính về da, làm da khô, đỏ và ngứa. Bệnh chàm còn được gọi là viêm da dị ứng. Bất cứ ai cũng có thể bị chàm, …
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY