Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Có hay không lợi ích nhóm khi xây dựng Luật Phòng chống tác hại của rượu bia?

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho rằng, đừng vội đặt vấn đề có lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế, vì phải thông tin hai chiều, có thông tin, có bình luận và xem xét. Việc đưa ra quy định phải tính cho khả thi để thực hiện, lường trước được tác động đến cuộc sống.

Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 5 diễn ra vào chiều 31/5, trả lời câu hỏi của báo chí về việc ldự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia có phải là "bước lùi" khi đưa ra ngoài nhiều quy định nhằm quản lý rượu bia, và có hay không vấn đề "lợi ích nhóm", Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho rằng, với chỉ đạo của Thủ tướng thì việc xây dựng thể chế luôn luôn và vấn đề trọng tâm của Chính phủ.

Theo ông Dũng, khi luật trình Quốc hội, Thủ tướng đều có chỉ đạo rất kỹ lưỡng, yêu cầu đánh giá tác động kỹ càng, tính khả thi rất quan trọng. Quy định trong dự thảo Luật này đưa ra theo hướng chống lợi dụng rượu bia trong bối cảnh nhiều hậu quả nghiêm trọng do lạm dụng rượu bia gây ra, điển hình là các vụ T*i n*n giao thông, gây bức xúc cho người dân.

Lý giải việc dự luật đưa ra ngoài nhiều quy định nhằm quản lý rượu, bia như cấm bán rượu, bia trên Internet, ông Dũng cho rằng cần nhìn nhận khách quan.

"Có ý kiến đặt vấn đề dự thảo Luật lần này là "bước lùi" so với dự thảo trước, song chúng ta phải nhìn thực tế, việc cấm quảng cáo, bán hàng trên internet có khả thi hay không trong xu hướng thương mại điện tử của cả thế giới hiện nay", ông Dũng nói.

Theo ông Dũng, đưa ra quy định phải tính cho khả thi để thực hiện trong cuộc sống, với việc có thể tác động đến cuộc sống thì phải lường trước được vấn đề. Hiện nay các đại biểu Quốc hội sẽ phải thảo luận để đi đến vấn đề xác thực hơn nhiều.

Đặc biệt, ông Dũng cho rằng đừng vội đặt vấn đề có lợi ích nhóm trong xây dựng thể chế, vì phải thông tin hai chiều, có thông tin, có bình luận và xem xét.


Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì họp báo. Ảnh: VGP.

Trước đó, sáng 23/5, trình bày trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia, Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh cho biết, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Đại biểu Quốc hội cơ bản nhất trí với sự cần thiết, quan điểm xây dựng và một số nội dung chủ yếu của dự án Luật.

Ngay sau kỳ họp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo cơ quan chủ trì thẩm tra phối hợp với Ban soạn thảo, các cơ quan liên quan nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội, đồng thời tiếp tục khảo sát, tổ chức các hội nghị lấy ý kiến, đối thoại với các đối tượng chịu sự tác động.

Sau khi chỉnh lý, dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia sau còn 36 điều, ít hơn 02 điều so với dự thảo Luật do Chính phủ trình.

Tiếp thu ý kiến đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khẳng định sự cần thiết ban hành luật nhằm đáp ứng yêu cầu, nguyện vọng của cử tri về phòng, chống tác hại rượu bia về T*i n*n giao thông, bạo lực gia đình và vấn đề sức khỏe lâu dài của người dân. Cùng với đó, để thực hiện Nghị quyết của Trung ương về giảm tiêu thụ rượu bia. Kinh nghiệm quốc tế cũng cho thấy đã có 155 quốc gia xây dựng luật này.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến cho biết, quá trình soạn thảo luật đã trải qua 2 kỳ họp Quốc hội và qua thảo luận nghiên cứu, hầu hết các đại biểu Quốc hội tán thành với các nội dung chính của dự thảo luật.

Bộ trưởng Bộ Y tế cũng chia sẻ, quá trình soạn thảo luật bên cạnh việc bảo vệ sức khỏe nhân dân nhưng bảo đảm sự phát triển của ngành công nghiệp rượu bia công nghiệp và thủ công cũng như thu nhập của người lao động, sản xuất để có lộ trình thích ứng, có giải pháp xử lý, đảm bảo tính đồng bộ thống nhất của hệ thống pháp luật.

Dương Hải

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/co-hay-khong-van-de-loi-ich-nhom-khi-xay-dung-luat-phong-chong-tac-hai-cua-ruou-bia-n158346.html)

Tin cùng nội dung

  • “Ở quê những ngày có đám cưới xin, rồi việc làng tới việc xóm, có khi ăn cỗ cả tuần. Mà cứ cỗ là lại men bia, men rượu vào người. Tuy nhiên giờ tôi không còn lo mẩn ngữa, mề đay nữa .
  • Nếu dùng Thuốc chung rượu bia sẽ làm cho tác hại của rượu tăng lên gấp nhiều lần, hoặc làm cho Thuốc có những tác dụng rất bất lợi.
  • Hòng tránh được tình trạng lên cân, cải thiện được sức khỏe và có được giấc ngủ ngon thì bạn cần né 6 loại thực phẩm dưới đây vào cuối ngày nhé!
  • Rượu bia được xem là gia vị để chuyện chăn gối thêm mặn nồng nhưng cũng có thể trở thành “độc dược” khiến người ta mất đi bản lĩnh tình yêu của mình.
  • Việt Nam có mức thu nhập đứng thứ 8 khu vực Đông Nam Á nhưng mức tiêu thụ bia lại đứng đầu khu vực, vượt xa so với các nước kế tiếp là Thái Lan, và Philippines.
  • Rượu, bia là yếu tố nguy cơ thứ 4 trong 8 yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với gánh nặng bệnh tật ở Việt Nam, là nguyên nhân hàng đầu gây gánh nặng bệnh tật ở các nước đang phát triển...
  • Bất cứ loại bia nào cũng chứa rượu tức cồn tuyệt đối với hàm lượng thường là 2 - 4%.Và mọi thứ nguy hại của rượu bia chính là tác dụng của rượu nếu uống không chừng mực.
  • Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu bia của Bộ Y tế gần đây có điểm cấm bán rượu bia sau 22 giờ đã gây dư luận nhiều chiều.
  • Ngày Tết là dịp có đầy đủ các yếu tố làm cho cơn đau dạ dày có điều kiện thuận lợi tái phát nếu người bệnh không thực hiện các chế độ ăn uống và sinh hoạt chặt chẽ.
  • Giáng sinh và Tết dương lịch sắp đến, chắc chắn ai cũng đã có dự định tham gia tiệc tùng với gia đình, bạn bè và việc từ chối uống rượu bia gần như không thể. Những bí quyết dưới đây sẽ giúp bạn ít mất sức nhất sau những ngày nghỉ.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY