Cây thuốc quanh ta hôm nay

Cỏ lào: cây Thuốc cầm máu vết thương

Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm, Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella

Cỏ lào, Bớp bớp - Chromolaena odorata (L.) King et Robinson (Eupatorium odoratum L.), thuộc họ Cúc -Asteraceae.

Mô tả

Cây thảo mọc thành bụi, có thân cao đến 2m hay hơn. Cành nằm ngang, có lông mịn. Lá mọc đối, hình trái xoan nhọn, mép có răng, cuống dài 1 - 2cm, có 3 gân chính. Cụm hoa xếp thành ngù kép, mỗi cụm hoa có bao chung gồm nhiều lá bắc xếp 3 - 4 hàng. Hoa nhiều, có màu hoa đào. Quả bế hình thoi, 5 cạnh, có lông.

Cây ra hoa vào cuối mùa đông, đầu mùa xuân.

Ngọn cành mang hoa

Bộ phận dùng

Toàn cây, chủ yếu là lá - Herba seu Folium Chromolaenae.

Nơi sống và thu hái

Cây có nguồn gốc ở đảo Angti, được truyền bá vào nước ta, gặp nhiều ở các vùng đồi núi khắp nơi. Cỏ lào mọc rất khỏe, phát triển nhanh trong mùa mưa. Nó có khả năng tái sinh rất mạnh, cho năng suất cao 20 - 30 tấn/ha. Có thể thu hái lá và toàn cây quanh năm. Thường dùng tươi.

Thành phần hoá học

Cỏ lào chứa 2,65% đạm; 0,5% phosphor và 2,48% kalium. Các bộ phận của cây đều chứa tinh dầu, alcaloid, tanin.

Tính vị, tác dụng

Cỏ lào có vị hơi cay, tính ấm, có tác dụng sát trùng, cầm máu, chống viêm. Nước sắc Cỏ lào có tác dụng kháng khuẩn, ức chế được vi khuẩn gây mủ trên vết thương và trực trùng lỵ Shigella.

Công dụng, chỉ định và phối hợp

Thông thường ta hay dùng lá tươi cầm máu vết thương, các vết cắn chảy máu không cầm. Cũng được dùng chữa bệnh lỵ cấp tính và bệnh ỉa chảy của trẻ em; chữa viêm đại tràng đau nhức xương, viêm răng lợi, chữa ghẻ, lở, nhọt độc. Ở Trung Quốc, người ta dùng lá xát hoặc lấy nước bôi vào chân phòng vết cắn, bỏ lá xuống ruộng ngâm nát 1 - 2 ngày để trừ ấu trùng ký sinh trùng (thể xoắn ốc có móc câu ở đầu) phòng khi xuống ruộng khỏi bị lây. Cỏ lào dùng làm phân xanh có tác dụng diệt cỏ và làm giảm tuyến trùng ở trong đất.

Cách dùng

Lá Cỏ lào pha dưới dạng xirô từ nước hãm (dùng lá non rửa sạch, vò nát, hãm trong nước nóng, cứ 5g lá lấy 15ml nước hãm, sau đó đem phối hợp với đường, cứ 500ml nước hãm hòa với nước pha 900g đường đã đun sôi) dùng chữa lỵ và ỉa chảy. Nước sắc Cỏ lào dùng uống chữa đau nhức xương. Lá non nấu tắm chữa ghẻ, khi tắm dùng bã xát vào mụn ghẻ trong vòng 5 - 6 ngày là khỏi. Lá tươi vò hay giã đắp cầm máu vết thương.

Nguồn: Internet.
Mạng Y Tế
Nguồn: Điều trị (https://www.dieutri.vn/caythuocdongy/co-lao-cay-thuoc-cam-mau-vet-thuong/)

Tin cùng nội dung

  • TS. Vũ Trường Khanh, Phó trưởng khoa Tiêu Hóa, BV Bạch Mai đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho bệnh nhân trước và sau nội soi đại tràng.
  • Hiểu về những thực phẩm có tác động xấu tới tình trạng viêm loét đại tràng sẽ giúp chúng ta “dễ sống” hơn với căn bệnh này.
  • Đứng bên bờ sinh tử, nhiều ca bệnh bắt buộc phải phẫu thuật sớm, nhưng nghiệt ngã thay, các bác sĩ lại gặp khó khăn vì người nhà bệnh nhân thà đưa người thân về… chờ ch*t chứ không chịu mổ xẻ. Người thầy Thu*c phải làm sao?
  • Chú tôi được phẫu thuật tim ở TPHCM và từ nay về sau phải uống Thuốc chống đông máu. Bữa trước mưa lớn, nhà dột làm ướt toa Thuốc và tờ giấy ghi lời dặn của bác sĩ, mà chú thím tôi lớn tuổi nên không nhớ hết. Tôi muốn hỏi kỹ lại về Thuốc này và chế độ ăn uống, sinh hoạt của chú tôi thì phải hỏi ở đâu? Cảm ơn Mangyte rất nhiều! (Nguyễn Văn Thành – Cai Lậy, Tiền Giang)
  • “Siêu quậy” nhà tôi hay chạy nhảy lắm, cho nên trầy xước, bầm tím là… chuyện thường ở huyện! Tôi đọc báo thấy nước ngoài có loại keo sinh học dùng để dán vết thương, không biết ở Việt Nam có bán loại này chưa? Nếu có thì tốt quá, tôi sẽ mua cho “siêu quậy” dùng dần. Cảm ơn Mangyte! (Hoàng Quân - lehoang…@gmail.com)
  • Chào Mangyte.vn, Xin tư vấn giúp tôi, TPHCM có dịch vụ chăm sóc tại nhà cho bệnh nhân ung thư giai đoạn cuối không? Phải liên hệ ở đâu? Mong nhận được sự giúp đỡ của quý báo. Chân thành cảm ơn. (Lê Thị Phượng - Tô Ký, Quận 12, TPHCM)
  • Lá trắc bá còn gọi trắc bá diệp, tên khoa học là trắc bách. Cây trắc bách cho ta 2 vị Thu*c: trắc bách diệp và bá tử nhân. Theo Đông y, lá trắc bá vị đắng chát, tính hơi hàn; vào kinh tâm, can và đại tràng. Có tác dụng lương huyết, cầm máu, tiêu độc, còn có tác dụng chữa đàm thấp.
  • Trên các mạng xã hội hiện đang lan truyền với tốc độ chóng mặt bài Thuốc “10 phút khỏi bệnh sởi” nhờ tắm lá, hạt mùi… Tuy nhiên, cả chuyên gia đông y, tây y đều khẳng định, không có cơ sở khoa học với những bài Thuốc dân gian truyền miệng này.
  • Chăm sóc giảm nhẹ đối với bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn bao gồm liệu pháp dinh dưỡng (xem phần Điều trị triệu chứng) và/hoặc điều trị bằng Thu*c
  • Mọi người đều cần có một chế độ ăn uống khoa học và thường xuyên tập thể dục để có sức khỏe tốt và ngăn ngừa bệnh tật. Bệnh nhân ung thư có những nhu cầu sức khỏe đặc biệt, bởi vì họ phải đối mặt với những nguy cơ liên quan đến tác dụng phụ muộn cũng như sự tái phát của căn bệnh này
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY