Khoa học hôm nay

Có nên cho hộp nhựa gắn nhãn an toàn vào lò vi sóng?

MangYTe - Ngay cả với những loại hộp nhựa có gắn nhãn có thể sử dụng an toàn trong lò vi sóng, giới chuyên gia vẫn khuyến cáo không nên dùng vì nguy cơ rò rỉ hóa chất có hại cho sức khỏe con người.

Một hộp nhựa đựng đồ ăn (minh họa) - Ảnh: CNA

Đài Channel News Asia (CNA) dẫn quan điểm của phó giáo sư Suresh Valiyaveettil chuyên ngành hóa học của Đại học Quốc gia Singapore (NUS) cho biết cấu trúc hóa học của các hộp nhựa đựng thực phẩm dù là loại dùng một lần hay loại tái sử dụng đều như nhau.

Dù thế nào vẫn là nhựa

Tốt nhất là không bao giờ nên hâm nóng đồ ăn trong các hộp nhựa bằng lò vi sóng, ngay cả khi hộp nhựa đó có gắn nhãn hiệu có thể dùng được trong thiết bị này.

- Phó giáo sư Valiyaveettil

Sự khác biệt giữa hai loại này chính là việc sử dụng những phụ gia khác nhau (như chất ổn định và chất làm dẻo) cũng như quy trình sản xuất khác nhau, theo đó dẫn tới những khác biệt về độ dày cũng như nhiệt độ tan chảy của sản phẩm.

Chẳng hạn, theo ông Valiyaveettil, các hộp nhựa tái sử dụng "thường dày hơn, chắc chắn hơn, có độ bền cao hơn và có thể chịu được nhiều cấp độ thay đổi của điều kiện môi trường xung quanh".

Trong khi đó các hộp nhựa dùng một lần thường có cấu trúc vật chất kém ổn định hơn những sản phẩm nhựa tái sử dụng, chúng sẽ chịu nhiệt kém hơn theo chia sẻ của tiến sĩ Henry Leung, chuyên gia cao cấp về dược lý và khoa độc học đồng thời là giảng viên cao cấp của ĐH Bách khoa Nanyang (Singapore).

Bởi vậy, cho dù là hộp nhựa dùng một lần hay tái sử dụng, khi dùng chúng để đựng và hâm thức ăn trong lò vi sóng, vẫn có những lưu ý người dùng cần biết để tránh nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Hãy chấm dứt ngay một việc được cho là "vô cùng tiện lợi" khi quẳng ngay một hộp đồ ăn sẵn dùng loại nhựa dùng một lần vào lò vi sóng để làm nóng thức ăn trong vài phút.

Theo ông Valiyaveettil, việc này không chỉ khiến một phần hộp đựng bị tan chảy trong lò mà còn làm rò rỉ "một lượng nhỏ phân tử phụ gia", tức những chất được thêm vào trong quá trình sản xuất để tạo màu cho nhựa cũng như nhằm tăng thêm tính ổn định và độ bền cho sản phẩm, vào thức ăn.

Trong số các chất phụ gia này có những thành phần còn gây tranh cãi như bisphenol A (BPA) và phthalate.

Mặc dù với đặc tính dẻo, dễ tạo hình trong quá trình sản xuất vật dụng của nhựa, song các hóa chất liên quan tới đồ nhựa không tốt cho các hormone con người, hệ sinh sản cũng như sự phát triển của thai nhi và trẻ sơ sinh.

Hiện tại cục quản lý Thu*c và thực phẩm mỹ (fda) xác nhận bpa an toàn ở các mức độ sử dụng hiện tại trong thực phẩm, song vẫn đang tiếp tục theo dõi và đánh giá nguy cơ ảnh hưởng của phthalate với sức khỏe con người.

Cũng theo ông Valiyaveettil, ngay cả không sử dụng ở mức nhiệt quá nóng, sự rò rỉ hóa chất từ hộp nhựa vào thức ăn vẫn xảy ra dù ở tỉ lệ thấp hơn. Nói cách khác, khi được gia nhiệt trong lò vi sóng, một số loại phân tử nhỏ của chất phụ gia vẫn thấm vào thức ăn nhanh hơn trong điều kiện nhiệt độ phòng.

Lò vi sóng (minh họa) - Ảnh: GETTY IMAGES

Không nên dùng hộp nhựa để đồ ăn nóng

Ông Valiyaveettil cho rằng tốt hơn hết là không bao giờ nên dùng hộp nhựa (cả loại dùng một lần hay nhiều lần) để đựng thức ăn khi làm nóng trong lò vi sóng.

Trong điều kiện bình thường, để sử dụng loại hộp này an toàn, người dùng không nên để thức ăn còn nóng vào hộp nhựa trong thời gian dài. Nếu buộc phải dùng tạm thì cũng nên chuyển đồ ăn nóng sang các loại bát đĩa kim loại hay gốm sứ, thủy tinh nhanh nhất có thể.

Vì nhiệt độ có vai trò đáng kể trong việc làm rò rỉ hóa chất trong đồ nhựa nên người dùng cũng nên tránh để những loại đồ này dưới ánh nắng mặt trời trực tiếp. họ cũng không nên dùng hộp nhựa chứa các loại thức ăn có tính axít cao như giấm hay nước chanh.

Thứ nữa, để phòng ngừa, người dùng cũng nên tránh dùng các hộp nhựa chứa thành phần BPA hay phthalate. Tại nhiều nước đã có quy định phải ghi rõ việc có hay không có chất này trên nhãn sản phẩm.

Một cách nữa để kiểm tra thành phần cấu tạo của sản phẩm nhựa là mã nhận diện nhựa (Resin Identification Code) được in phía dưới đáy của sản phẩm. Theo tiến sĩ Leung, mã này thường được thể hiện bằng chữ số in trong hình tam giác.

Ký hiệu nhận biết mã các loại nhựa trên đồ dùng - Ảnh: CNA

Quy ước của các chữ số từ 1-7 trong Mã nhận diện nhựa được quy định như sau:

Mã 1: Polyethylene terephthalate hay PET

Mã 2: High density polyethylene hay HDPE

Mã 3: Polyvinyl chloride hay PVC

Mã 4: Low density polyethylene hay LDPE

Mã 5: Polypropylene hay PP

Mã 6: Polystyrene hay PS

Mã 7: Polycarbonate hay PC và các loại nhựa khác.

Về cách "đọc hiểu" những mã ký hiệu này, tiến sĩ Leung cho biết các mã 1, 2, 4, 5 và 6 thường sẽ không chứa BPA, trong khi mã 3 và 7 có thể chứa chất này.

Còn theo ông Valiyaveettil, mã 6 thường chứa các chất phụ gia như phthalate hay BPA, mã 5 (nhựa PP) là loại polymer thích hợp nhất cho mọi ứng dụng vì tính ổn định cao của chất liệu.

Các cơ quan Hà Nội không sử dụng đồ nhựa dùng một lần từ tháng 11-2019

TTO - Thành phố Hà Nội yêu cầu 100% đơn vị, cơ quan, tổ chức, đoàn thể trực thuộc thành phố không sử dụng túi nilông khó phân hủy, các sản phẩm nhựa dùng một lần, thực hiện từ tháng 11-2019.

ĐỖ DƯƠNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/co-nen-cho-hop-nhua-gan-nhan-an-toan-vao-lo-vi-song-20200608111101302.htm)

Tin cùng nội dung

  • Tập thể dục đúng cách rất có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, khi tuổi càng cao, người cao tuổi càng có xu hướng ít vận động, một phần do lo ngại nguy cơ chấn thương. Vậy người cao tuổi nên tập thể dục sao cho an toàn?
  • Tuổi càng cao, con người càng có xu hướng muốn gần nhau hơn trong đó bao gồm cả mong muốn một đời sống T*nh d*c có chất lượng.
  • Sinh hoạt hàng ngày của người cao tuổi thường bị ảnh hưởng của bệnh tật, sự suy yếu của các chức năng cơ thể. Khả năng nhìn- nghe kém, gân cốt suy nhược khiến bước đi không vững; phản ứng chậm, dễ bị ngã; trí nhớ kém khiến dễ uống nhầm Thu*c hoặc nhầm liều lượng,...
  • Từ xa xưa nhân dân ta đã biết nhuộm màu thực phẩm từ những nguyên liệu thực vật như gấc, nghệ, dành dành, ớt, cà chua... để tạo ra tính hấp dẫn cho món ăn và làm tăng cảm giác ngon miệng.
  • Các món nướng như thịt xiên nướng, chân gà nướng, lòng nướng, nầm nướng… luôn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, theo Cục vệ sinh an toàn thực phẩm, món nướng hiện nay không được các nhà dinh dưỡng học khuyến khích dùng vì bị liệt vào loại thức ăn cần cảnh giác trong phòng chống ung thư.
  • (Mangyte) - Em thấy cổ họng đau nhưng chưa dám uống Thu*c vì phải chờ kết quả xem có thai hay không.
  • Bơi lội luôn được xem là một hoạt động hè mà các em thiếu nhi thích nhất. Để giúp trẻ có được một mùa hè thật vui khỏe, bổ ích, phụ huynh cần tạo cho trẻ một môi trường bơi lội trong lành và an toàn.
  • Trong những câu chuyện hài hước với nhau, người ta luôn nhắc ăn sâu vào đầu chuyện “nước ngọt có ruồi giá 500 triệu đồng”.
  • Thú nuôi yêu quý chúng ta một cách vô điều kiện. Chúng mang đến những điều tuyệt diệu – về tinh thần lẫn thể chất. Chăm sóc thú cưng làm cho cuộc sống chúng ta trở nên thêm giá trị, bớt cô đơn, thậm chí làm giảm nhịp tim và huyết áp cho một số người.
  • Tia X trong chụp X quang là một loại tia xạ dùng để ghi lại hình ảnh của xương và các cơ quan. Tia X có thể làm tăng nguy cơ ung thư ở thai nhi mặc dù với tỉ lệ thấp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY