Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Có nên rửa mũi cho con thường xuyên không?

Rửa mũi cho trẻ thường xuyên có thể khiến niêm mạc mũi mất đi chất dịch bảo vệ tự nhiên hoặc gây kích ứng niêm mạc mũi. Trong trường hợp trẻ bị bệnh, có thể rửa mũi bằng Thu*c xịt 2 – 4 lần/ngày. Ở trường hợp trẻ khỏe mạnh, chỉ nên cho trẻ rửa mũi 2 lần/tuần.

Rửa mũi chỉ định cho trường hợp nào?

Thường thì giai đoạn từ 6 tháng đến vài tuổi, trẻ gặp các vấn đề liên quan đến mũi họng: ngạt mũi, chảy nước mũi. và giải pháp phổ biến hay sử dụng để “giải phóng” đường thở cho bé là rửa mũi bằng nước muối.

Theo TS.BS Đào Đình Thi, Trưởng khoa Nội soi, Bệnh viện Tai mũi họng Trung ương, vệ sinh đường mũi họng là cần thiếtvì đặc điểm viêm mũi họng là bao giờ cũng có chất xuất tiết mũi. Các chất xuất tiết ứ đọng tạo môi trường cho vi khuẩn và virusphát triển nên việc rửa sạch làm thông thoáng mũi, giúp niêm mạc phục hồi được tốt hơn và giúp hạn chế việc phát triển của vi khuẩn.

Như vậy rửa mũi là phương pháp phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp. vấn đề ở đây là cha mẹ chưa trang bị đầy đủ kiến thức về cách rửa mũi cho con.

Có nên rửa mũi cho con thường xuyên không?

Không nên lạm dụng, rửa mũi cho trẻ thường xuyên.

Với từ khoá “rửa mũi”, sẽ có vô vàn kết quả hướng dẫn trên facebook, youtube vô cùng trực quan, sinh động nhưng BS Đào Đình Thi cho biết,đáng tiếc đa phần các video này dựa vào kinh nghiệm cá nhân nên từ đó sáng tạo ra rất nhiều tư thế súc rửa cho bé.

Việc tìm hiểu trên mạng internet không có gì là sai tuy nhiên vì các clip hướng dẫn không nói rõ là trong trường hợp nào là áp dụng. thường trẻ có tình trạng ngạt mũi, nước mũi chuyển màu xanh hoặc vàng là gia đìnhxịt và làm theo như thế. nhưng trong trường hợp viêm tai: nếu rửa mũi bằng xi lanh thì làm tăng nguy cơ viêm tai lên, cho nên việc bơm rửa mũi làchống chỉ định cho trẻ viêm tai. hoặc vớinhững trẻ quá bé, tai vẫn còn thông thoáng với hốc mũi, độ thông thoáng vẫn lớn thì khi đưa 1 lượng nước muối nhiều vào sẽ làm viêm tai. vấn đề nữa là hốc mũi nào thì nên rửa như ở trên mạng, hốc mũi nào không rửa bằng cách đấy thì phụ huynhcần đi khám xem là con ở thể trạng nào để được tư vấn cách rửa mũi thích hợp.

Tóm lại, không nên rửa mũi thường xuyên, rửa mũi hàng ngày cho trẻ vì có thể gây kích ứng niêm mạc mũi, làm mất đi khả năng bảo vệ tự nhiên của niêm mạc mũi. đối với trẻ bị viêm mũi, người lớn cần giúp trẻ lấy dịch nhầy ra khỏi mũi và dùng Thu*c xịt rửa mũi đúng với liều lượng bác sĩ chỉ định. đối với trẻ khỏe mạnh, người lớn có thể cho trẻ rửa mũi 2 lần/tuần để loại bỏ vi khuẩn, bụi bẩn trong mũi trẻ.

Vậy lời khuyên ở đây là gì?

Các bs chuyên khoa nhivà tai mũi họng đều khuyến cáo: đừng rửa mũi cho con nếu chưa có chỉ định. bác sĩ sẽ có chỉ định cụ thể cách rửa nếu con bạn cần phải vệ sinh mũi. kỹ thuật không quá khó nhưng cần phải được hướng dẫn trực quan và người hướng dẫn tất nhiên không thể tải về từ google mà phải nhân viên y tế.

Có nên rửa mũi cho con thường xuyên không?

Rửa mũi cần phải được sự chỉdẫn của nhân viên y tế.

Ngoài ra để giảm các nguy cơ viêm nhiễm đường hô hấp. Cần lưu ý thêm những hướng dẫn của TS. BS Nguyễn Thành Nam, Trưởng khoa Nhi Bệnh viện Bạch Mai:tăng cường dinh dưỡng cho trẻ - đó là rất quan trọng, thứ 2 môi trường phải thoáng, tránh ẩm ướt. tránh tiếp xúc với nơi ô nhiễm…..cái nữa là chúng ta nên tiêm phòng ít nhất là đầy đủ các mũi trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Link bài gốc Lấy link

https://tieudung.vn/khoe-dep/co-nen-hay-khong-nen-ve-sinh-mui-cho-con-50056.html

Theo Lan Anh/Tiêu dùng

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/doi-song/co-nen-rua-mui-cho-con-thuong-xuyen-khong/20210126075339081)

Tin cùng chuyên mục

Tin cùng nội dung

  • Theo quan niệm của y học cổ truyền cho rằng qua lâu thực có vị ngọt, đắng, tính lạnh, quy vào các kinh phế, vị và đại trường.
  • Thời tiết chuyển lạnh vào những ngày cuối thu khiến cơ thể chúng ta khó thích nghi với sự thay đổi đột ngột, trong đó họng và thanh quản là những bộ phận dễ bị bệnh nhất.
  • Viêm họng là bệnh khá phổ biến, bệnh xảy ra quanh năm nhưng khi thời tiết chuyển mùa thì viêm họng dễ dàng xuất hiện.
  • Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số loại thực phẩm có tác dụng làm dịu triệu chứng bệnh viêm họng, đau họng. Dưới đây là một số thực phẩm nên và không nên ăn khi bị viêm họng.
  • Tôi năm nay đã 70 tuổi, đi tiểu thường xuyên, cứ khoảng 2 giờ là có nhu cầu đi tiểu, không nhịn được.
  • Ở Việt Nam, khoảng 40% viêm cầu thận cấp xảy ra sau nhiễm khuẩn đường hô hấp trên và 60% viêm cầu thận cấp sau nhiễm khuẩn ngoài da do liên cầu.
  • Đau rát họng, nuốt đau, khàn tiếng, ho khan hoặc ho có đờm,… là những triệu chứng chính của bệnh viêm họng. Nếu không có bội nhiễm hoặc biến chứng chỉ cần vệ sinh sát khuẩn mũi họng thường xuyên, dùng Thu*c giảm đau, ho,… Xin giới thiệu một số vị Thu*c dân gian có tác dụng giảm đau và ho do viêm họng rất tốt, giúp bệnh nhanh khỏi và hạn chế biến chứng.
  • Theo Đông y, bông phấn có vị mặn, hơi cay, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hoạt huyết, tán ứ, tiêu viêm, lợi tiểu, thường dùng chữa viêm họng, kinh nguyệt không đều, viêm đường tiết niệu,...
  • Hồng bì là cây mọc hoang và được trồng nhiều ở miền Bắc nước ta để dùng làm Thu*c và lấy quả ăn. Bộ phận dùng làm Thu*c là rễ, lá, quả và hạt. Thu hái rễ, lá quanh năm, thu hái quả cả vỏ khi quả chín hoặc dùng hạt phơi khô. Cây ra hoa vào tháng 4 - 5, có quả tháng 6 - 8.
  • Viêm họng là bệnh thường gặp có các biểu hiện họng sưng đau, lúc đầu có thể thấy ngứa họng, kèm theo sốt hoặc tiết nhiều đờm dãi. Theo Đông y, viêm họng có 2 triệu chứng là chứng thực và chứng hư. Tùy theo chứng bệnh cụ thể để có cách điều trị thích hợp.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY