Tin y tế hôm nay

Tin y tế

Có Thuốc nào trị nứt kẽ hậu môn?

Tôi 28 tuổi, thường bị táo bón, mỗi lần đại tiện thường rất đau và rớm máu... Tôi đọc trên mạng thấy các triệu chứng này giống như bị nứt kẽ hậu môn. Vậy tôi có thể mua Thuốc nào để điều trị tình trạng của mình?

Nguyễn Thu Trang (Hà Nội)

Nứt kẽ hậu môn là vấn đề thường gặp và bệnh thường bị nhầm lẫn với các bệnh khác ở vùng hậu môn, như bệnh trĩ. nguyên nhân gây ra nứt kẽ hậu môn là do những chấn thương ở vùng ống hậu môn hoặc hậu môn bị giãn quá căng khi đại tiện. cục phân rắn thường là nguyên nhân gây ra những chấn thương này. nhưng phân lỏng khi bị tiêu chảy cũng là nguyên nhân gây nứt kẽ hậu môn. những bệnh nhân có cơ thắt hậu môn (cơ vòng hậu môn) chặt thường có nguy có mắc bệnh nứt kẽ hậu môn cao hơn. tăng độ chặt của cơ thắt hậu môn làm cho máu vào nuôi vùng bị tổn thương kém và ảnh hưởng đến quá trình liền vết thương.

Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng việc làm mềm phân, làm cơ thắt hậu môn lỏng hơn để giúp vết thương liền tốt hơn. do đó, trước hết, bệnh nhân thường được điều trị bằng cách thay đổi chế độ ăn, nhiều chất xơ, uống nhiều nước (2-3 lít/ngày) để phân mềm, khuôn hơn. tiếp đó là sử dụng những Thuốc đặt tại chỗ để giảm đau, kháng viêm và ngâm hậu môn vào nước ấm 10-20 phút, nhiều lần trong ngày (đặc biệt sau khi đại tiện) sẽ làm dịu và lỏng cơ thắt hậu môn, do đó giúp quá trình liền vết thương tốt hơn.

Một số Thuốc bôi, đặt tại chỗ như nitroglicerin, nifedipine, diltiazem có thể được sử dụng để làm cho cơ thắt lỏng hơn. sử dụng Thuốc này phải được kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để được an toàn và hiệu quả.

Những vết nứt kẽ hậu môn thường rất dễ tái phát nếu bạn tiếp tục bị táo bón hoặc do những nguyên nhân chấn thương khác. vì vậy khi đã điều trị khỏi, đại tiện hết đau và chảy máu thì bạn cần duy trì chế độ ăn và sinh hoạt để không bị táo bón là rất quan trọng để tránh tái phát. nếu bệnh tái phát cần đến gặp bác sĩ chuyên khoa hậu môn trực tràng để khám và tư vấn điều trị tiếp theo. nếu việc điều trị nội khoa không dứt điểm, thể được điều trị bằng biện pháp ngoại khoa, mặc dù phương pháp này ít khi phải sử dụng.

Trường hợp của bạn nên đi khám để xác định đúng bệnh và có phương pháp điều trị thích hợp.

ThS.Thu Hiền

Mạng Y Tế
Nguồn: Sức khỏe đời sống (https://suckhoedoisong.vn/co-thuoc-nao-tri-nut-ke-hau-mon-n182802.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY