Da liễu hôm nay

Chuyên khoa da liễu lâm sàng đảm nhận chẩn đoán, điều trị, dự phòng và phục hồi chức năng các bệnh lý thuộc chuyên ngành Phong và Da liễu (da và các phần phụ của da gồm lông, tóc, móng, tuyến mồ hôi). Ngoài ra còn bao gồm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, và các bệnh lý liên quan đến da liễu do nhiễm HIV/AIDS. Những căn bệnh thường gặp ở khoa da liễu như: nám da, tàn nhang, mụn/sẹo/rạn da, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc dị ứng/kích ứng, các bệnh về sắc tố da, lão hoá da, nấm, giang mai, sùi màu gà, vi nấm sâu gây bệnh nội tạng, ung thư tế bào đáy, ung thư tế bào gai, ung thư hắc tố, hôi nách, bớt sắc tố bẩm sinh, u máu, các khối u lành tính ở da, móng chọc thịt, nốt ruồi,...

Coi chừng bị nhiễm trùng roi

Trùng roi *m đ*o có tên khoa học là Trichomonas vaginalis được lây nhiễm trực tiếp qua quan hệ T*nh d*c không an toàn.
Trùng roi *m đ*o có tên khoa học là Trichomonas vaginalis được lây nhiễm trực tiếp qua quan hệ T*nh d*c không an toàn.

Ngoài ra, chúng có thể lây nhiễm gián tiếp qua nước rửa, đồ dùng, quần áo, khăn lau, bể tắm, sinh hoạt mất vệ sinh... Trong đó, đường lây nhiễm quan trọng nhất là quan hệ T*nh d*c. Nam giới có khả năng lây sang nữ giới và ngược lại, đồng thời nhân viên y tế cũng có thể làm lây nhiễm trong quá trình khám bệnh hoặc làm thủ thuật đường Sinh d*c. Cần quan tâm đến vấn đề này để phát hiện, điều trị kịp thời, không để bệnh diễn biến thành mãn tính.

Mầm gây bệnh là thể hoạt động của trùng roi *m đ*o, thể này có sức chịu đựng khá tốt ở ngoại cảnh; trong môi trường nước trùng roi có thể sống được tới 40 phút. Nguồn bệnh là những người bị nhiễm trùng roi kể cả nam và nữ. Một điều quan trọng cần chú ý đối tượng nam giới là nguồn bệnh nguy hiểm, khi bị nhiễm trùng roi thường ít có triệu chứng lâm sàng nên không đi khám, điều trị do không có triệu chứng hoặc không biết những nguy hại và hậu quả của bệnh; vì vậy dễ có nguy cơ vô tình lây nhiễm cho nữ giới kể cả người vợ hoặc bạn tình.

Vào năm 1884, nhà khoa học Kunsther đã phát hiện thấy rất nhiều trùng roi Trichomonas vaginalis ký sinh ở *m đ*o và dịch tiết *m đ*o ở hầu hầu hết phụ nữ được khám ở bệnh viện thành phố Bordeaux thuộc nước Pháp. Bệnh do loại trùng roi này gây ra đã được các nhà khoa học mô tả từ trước công nguyên và thường gặp ở hầu hết các nước trên thế giới kể cả Việt Nam. Trong vài thập kỷ qua, bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c được xếp vào 1 trong 5 nhóm bệnh hàng đầu cần có sự quan tâm và chăm sóc của ngành y tế đối với người trưởng thành và trước đây quan niệm rằng chỉ có 5 loại bệnh cổ điển có thể lây truyền qua đường T*nh d*c là lậu, giang mai, hạ cam, hột xoài và u hạt bẹn. Nhưng ngày nay, nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật các nhà khoa học đã tìm ra hơn 20 loại bệnh có khả năng lây truyền qua đường T*nh d*c; trong đó có bệnh trùng roi *m đ*o. Từ đây, bệnh trùng roi *m đ*o được nghiên cứu như là nguyên nhân gây ra các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c STDs (sexually transmitted diseases).

Trùng roi *m đ*o Trichomonas vaginalis chỉ có một vật chủ là người. Ở phụ nữ, vị trí ký sinh của trùng roi chủ yếu ở *m đ*o, trong dịch tiết *m đ*o; tại các nếp nhăn ở da, niêm mạc bộ phận Sinh d*c, niệu đạo... Chúng ưa ký sinh ở môi trường hơi toan, có độ pH khoảng từ 6 - 6,5; vì vậy khi ký sinh ở *m đ*o trùng roi sẽ chuyển môi trường *m đ*o từ toan sang kiềm. Quá trình chuyển đổi độ pH là do trùng roi tiết ra một thứ men và phối hợp với nhiều loại vi khuẩn có ở *m đ*o. Các nhà khoa học cho rằng trùng roi có khả năng hạ thấp độ toan *m đ*o do đào thải những tế bào thượng bì *m đ*o làm giảm lượng glycogen trong tế bào *m đ*o. Mặt khác, môi trường toan bình thường ở *m đ*o của những người phụ nữ khỏe mạnh có độ pH từ 3,8 - 4,4 là do một loại vi khuẩn thường trú Doderlein giống loại vi khuẩn Bacillus acidophilus; loại vi khuẩn này được nuôi dưỡng bằng glycogen của tế bào thượng bì *m đ*o; vì vậy làm ảnh hưởng đến việc sản sinh ra acid lactic dẫn đến gây giảm độ toan *m đ*o. Độ pH ở môi trường *m đ*o thay đổi nên tạo điều kiện cho vi khuẩn trong *m đ*o sinh sản và phát triển.

Trùng roi *m đ*o chuyển từ vật chủ này sang vật chủ khác ở thể hoạt động và thường gặp nhiều ở phụ nữ lứa tuổi sinh đẻ, hiếm gặp ở các trẻ gái chưa dậy thì và ít gặp hơn ở phụ nữ đã mãn kinh. Chúng có thể tồn tại ở môi trường ngoại cảnh ẩm ướt trong một vài giờ và sinh sản vô tính bằng cách phân đôi theo chiều dọc. Phương thức ký sinh của trùng roi này là bám chặt vào niêm mạc *m đ*o để khỏi bị đào thải và cử động bằng các roi. Chu kỳ phát triển của trùng roi ở *m đ*o thường phụ thuộc vào chu kỳ kinh nguyệt nhưng phát triển mạnh vào trước ngày thấy kinh và sau ngày thấy kinh; trong thời kỳ rụng trứng khó tìm thấy trùng roi qua xét nghiệm kiểm tra chất tiết ở *m đ*o. Ngoài vị trí ký sinh ở *m đ*o, trùng roi còn ký sinh ở nhiều nơi khác trong cơ thể như: buồng trứng, vòi trứng, tử cung; có trường hợp chúng ký sinh ở đường tiết niệu như niệu đạo, niệu quản, bàng quang, bể thận. Tuy ký sinh ở nhiều nơi như vậy nhưng tỉ lệ trùng roi này ký sinh ở *m đ*o vẫn cao nhất và đóng vai trò quan trọng trong bệnh phụ khoa.

Thường môi trường *m đ*o của người phụ nữ khỏe mạnh có độ pH toan nên có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây bệnh. Khi có trùng roi ký sinh ở *m đ*o sẽ làm thay đổi độ pH từ toan sang kiềm, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển; mặt khác trùng roi cũng làm tổn thương niêm mạc và gây viêm *m đ*o với triệu chứng lâm sàng ở các mức độ khác nhau. Giai đoạn diễn biến bệnh cấp tính được biểu hiện: bệnh nhân ra khí hư rất nhiều, có mủ vàng hoặc xanh, mùi rất hôi; bị ngứa *m đ*o kèm theo đau đớn như kim châm; *m đ*o bị đỏ tấy, có nhiều nơi bị loét. Giai đoạn bán cấp tính và mạn tính thường không có triệu chứng viêm tấy *m đ*o nhưng trường diễn kéo dài.

Các triệu chứng bệnh lý trên lâm sàng thường gặp là âm hộ, *m đ*o có cảm giác nóng, rát, ngứa rất khó chịu nhất là khi có kinh. Có khí hư ra nhiều, màu trắng đục, có khi màu vàng hoặc xanh và có nhiều bọt. Khi khám thấy niêm mạc *m đ*o có hiện tượng sung huyết, đôi khi có hiện tượng tụ huyết; *m đ*o viêm, đỏ, đau. Tuy vậy, cũng có những trường hợp có các triệu chứng không đầy đủ nên bệnh nhân không đi khám bệnh và không được phát hiện kịp thời. Ngoài ra, trùng roi *m đ*o có thể ký sinh ở tử cung, vòi trứng, tuyến Skene, niệu đạo... và gây ra những thương tổn bệnh lý tại đó.

Nếu bệnh nhân không được phát hiện, điều trị kịp thời thì diễn biến viêm nhiễm *m đ*o lâu ngày có thể dẫn đến các biến chứng ở đường Sinh d*c do trùng roi ký sinh, cư trú ở đó và gây bệnh như viêm phần phụ, viêm loét cổ tử cung, vô sinh, viêm nhiễm đường tiết niệu. Viêm phần phụ thường gặp là viêm buồng trứng, viêm vòi trứng làm cho bệnh nhân đau đớn, gây ra hiện tượng rong kinh. Viêm loét cổ tử cung làm cho bệnh nhân thấy đau, ngứa; khám thấy niêm mạc cổ tử cung đỏ, viêm tấy. Vô sinh cũng là một biến chứng thường gặp và nguyên nhân gây nên vô sinh đã được nhiều giả thuyết, nhiều nhà khoa học đề cập đến nhưng nguyên nhân hiện nay được công nhận là do trùng roi tiết ra chất nhầy tạo thành nút bao bọc và phong tỏa cổ tử cung, ngăn cản không cho tinh trùng vào thụ tinh nên không thụ thai được. Viêm nhiễm đường tiết niệu được biểu hiện bằng các triệu chứng viêm đường tiết niệu rõ hoặc không rõ; có trường hợp bệnh nhân đi tiểu tiện ra mủ, đi tiểu buốt và có thể tìm thấy trùng roi trong nước tiểu khi xét nghiệm.

Việc chẩn đoán xác định bệnh trùng roi *m đ*o ở nữ giới thường dễ dàng hơn nam giới. Có thể thực hiện bằng xét nghiệm trực tiếp, soi tươi bệnh phẩm là chất tiết *m đ*o trong nước muối S*nh l* hoặc cấy chất tiết *m đ*o vào môi trường Diamond hay môi trường Trussell-Johnson. Cũng có thể làm tiêu bản hàng loạt trên lam kính rồi nhuộm giemsa để soi phát hiện dưới kính hiển vi quang học.

Đối với việc phòng chống bệnh, khối cảm thụ được xác định là mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh nhưng chủ yếu là người trưởng thành, đã có quan hệ T*nh d*c. Trong số những người trưởng thành thì nhóm có hành vi nguy cơ cao như sinh hoạt T*nh d*c bừa bãi, T*nh d*c không an toàn sẽ bị mắc bệnh cao hơn. Vì vậy, việc phòng chống bệnh trùng roi *m đ*o giống với việc phòng chống một bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c. Theo kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới, nếu việc phòng chống có chiến lược, mục tiêu và hoạt động đúng thì sự khống chế các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c rất có hiệu quả, trong đó có bệnh trùng roi *m đ*o. Hai mục tiêu cơ bản của chiến lược phòng chống các bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c là cắt đứt đường lây truyền bằng những biện pháp đối với nguồn lây nhiễm bệnh và phát hiện, điều trị tốt các bệnh nhân để đề phòng các biến chứng, những diễn biến xấu có thể xảy ra. Nhằm thực hiện được hai mục tiêu cơ bản này, chiến lược phòng chống bệnh lây truyền qua đường T*nh d*c, trong đó có bệnh trùng roi *m đ*o là phải phát hiện sớm, điều trị sớm; quản lý các trường hợp bệnh; truyền thông giáo dục sức khỏe; giáo dục cộng đồng và tư vấn về y tế.

Mạng Y Tế
Nguồn: Nguồn Internet (news-coi-chung-bi-nhiem-trung-roi-13104.html)

Tin cùng nội dung