Sức khỏe và đời sống hôm nay

Sức khỏe và đời sống

Con ba tuổi đã bị sỏi thận: Bác sĩ vạch mặt thói quen xấu

Sỏi thận là bệnh lý phổ biến của người Việt. Tuy nhiên gần đây các bệnh viện và chuyên khoa tiết niệu ghi nhận những bệnh nhi nhỏ tuổi đã bị sỏi thận.

Nhiều trẻ nhỏ đã bị sỏi thận

Trường hợp của bé N.H.K 5 tuổi, Hà Nội, được gia đình đưa vào bệnh viện vì sốt, đi tiểu buốt. Mỗi lần đi tiểu bé K. thường rất sợ hãi và hay khóc nên bố mẹ đưa bệnh viện.

Tại đây, bé K. được bác sĩ khám và chẩn đoán sỏi tiết niệu, sỏi thận. Lúc này, bố mẹ bé tá hoả vì con còn quá nhỏ nhưng không hiểu sao đã mắc bệnh này. Tìm lại lịch sử ăn uống của bé, các bác sĩ phát hiện bé thích ăn thực phẩm đồ ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và lười uống nước. Mẹ cháu cho biết bé K. rất lười uống nước. Đây có thể là yếu tố kích thích tạo sỏi.

Ngoài ra, bố bé K. cũng từng bị sỏi thận và đã tán sỏi qua da.

Các bác sĩ đã dùng thủ thuật lấy sỏi bằng rọ cho bé K.

TS.BS Đỗ Anh Toàn, khoa Phẫu thuật điều trị sỏi thận chuyên sâu, Bệnh viện Bình Dân TP.HCM cũng cho biết, thời gian gần đây bác sĩ gặp rất nhiều bệnh nhân nhỏ tuổi đã bị sỏi thận.

Bác sĩ Toàn cho biết mới đây nhất, các bác sĩ đã phải phẫu thuật lấy sỏi thận qua da bằng đường hầm siêu nhỏ cho bệnh nhi 3 tuổi, ngụ tại TP.HCM.

Trẻ nhỏ mắc sỏi thận ngày càng nhiều hơn.

Trước đó, bệnh nhi được chuyển đến Bệnh viện Bình Dân từ một bệnh viện nhi tại TP.HCM trong tình trạng sỏi kích thước 21x20 mm cùng 2 sỏi nhỏ ở thận trái. Người nhà cho biết bé thường đau hông lưng ở bên có sỏi thận, quấy khóc nhiều, ăn uống kém, thường sốt từng đợt.

Dù được theo dõi và điều trị bằng Thu*c thường xuyên, các triệu chứng vẫn xuất hiện từng đợt và sỏi ngày càng lớn lên.

Theo bác sĩ Toàn, trường hợp sỏi gây biến chứng cần được điều trị triệt để, các bác sĩ quyết định thực hiện phẫu thuật nội soi qua đường hầm siêu nhỏ qua da vào thận, dưới hướng dẫn của máy X-quang C-arm, sử dụng máy tán sỏi laser.

Trước đó bệnh nhi V.G.L, 7 tuổi ở Cần Thơ cũng được gia đình đưa vào viện vì sỏi thận. Bé L. thường kêu đau buốt khi đi tiểu, sốt từng đợt. Năm ngoái bé đã đi khám được chẩn đoán sỏi thận. Bác sĩ cho sử dụng Thu*c nhưng không có tác dụng nên bé L. phải phẫu thuật lấy sỏi thận.

Vì sao hình thành sỏi thận?

Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Quang Cừ - Bệnh viện Đa khoa An Việt cho biết nhiều người quan niệm chỉ có người lớn mới mắc sỏi thận vì bệnh thường xuất hiện ở độ tuổi 35-60 tuổi. Bác sĩ Cừ chia sẻ, có những bệnh nhi chỉ 5 đến 10 tuổi nhưng đã có tiền sử điều trị sỏi thận lâu dài.

Theo bác sĩ Cừ, sỏi thận (lithiasis) hình thành bên trong thận. Sỏi thận được hình thành từ muối khoáng và axit.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến sỏi thận. Sỏi thận hình thành khi các thành phần của nước tiểu - khoáng sản và các chất lỏng và axit - đang mất cân bằng. Khi điều này xảy ra, nước tiểu có chứa nhiều chất tạo thành tinh thể, chẳng hạn như canxi, oxalat và acid uric, so với các chất lỏng có thể pha loãng.

Ngày nay, thủ phạm gây sỏi thận cho trẻ có thể là do trẻ em ăn nhiều thức ăn nhanh chứa nhiều muối, ít uống nước, ít vận động nhất là những trẻ có sẵn các bệnh lý rối loạn chuyển hóa.

BS Cừ tư vấn cho bệnh nhân

Một số trường hợp trẻ thường bị nhiễm trùng đường tiểu, có bất thường những chỗ hẹp tự nhiên của đường tiết niệu hẹp khúc nối bể thận - niệu quản, hẹp khúc nối bàng quang - niệu quản cũng là điều kiện thuận lợi để tạo sỏi.

    Chuyên gia dịch tễ TQ: Những điều không nên quên về Covid-19 trước khi lên xe đi nghỉ lễ

Bác sĩ Cừ cho biết thêm, nguyên nhân gây sỏi thận ở trẻ nhỏ làdo các bệnh gây rối loạn chuyển hóa như: rối loạn enzyme, hội chứng ống thận (sỏi calci-phosphat, sỏi cystinuria),...

Theo khuyến cáo của bác sĩ Cừ, dấu hiệu nhận biết trẻ nhỏ bị sỏi thận thường có biểu hiện quấy khóc, tiểu gắt buốt, sốt lạnh run, chậm tăng cân.

Trong một số trường hợp, bệnh nhi không có triệu chứng đau nhưng được phát hiện sỏi thận tình cờ qua siêu âm bụng khi khám sức khỏe.

Chính vì vậy, bác sĩ khuyến cáo trẻ nhỏ cũng cần thường xuyên được thăm khám sức khoẻ để có biện phòng phát hiện sớm các bệnh lý đường tiết niệu.

Mạng Y Tế
Nguồn: SoHa (https://soha.vn/con-3-tuoi-da-bi-soi-than-bac-si-vach-mat-thoi-quen-xau-ca-tre-nho-va-nguoi-lon-deu-mac-20200429090419953.htm)

Tin cùng nội dung

  • Những cơn đau quặn thận và nước tiểu đỏ khiến bạn lo lắng mình sắp bị suy thận.
  • Suốt 28 năm qua, anh Hoàng Thọ Mạnh, ở thôn Minh Đán 1, xã Hưng Vũ (huyện Bắc Sơn, Lạng Sơn) đã dùng bài Thuốc trị sỏi thận gia truyền chữa khỏi bệnh cho rất nhiều người.
  • Kích thước sỏi từ 10 - 20 mm, bệnh nhân yên tâm điều trị bằng phương pháp nội soi (Ultra-mini NLPC) rất hiệu quả giúp rút ngắn thời gian và giảm đau cho người bệnh.
  • Suốt 3 tháng, ông Minh, 56 tuổi (Hà Nội) thấy đau ở bộ phận Sinh d*c, nhất là khi quan hệ. Thậm chí đi tiểu ra cả cục máu.
  • Em năm nay 22 tuổi, hiện bị bệnh sỏi thận và thận đa nang. Từ khi phát hiện bệnh đến nay đã gần 5 năm.
  • Ngoài việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, ăn uống thất thường, thưởng thức đồ nóng, ăn không tập trung… là thói quen gây ung thư dạ dày.
  • Mangyte ơi, Em bị trĩ độ 3, có chỉ định mổ của bác sĩ nhưng em sợ dao kéo lắm. Em là nhân viên công ty may, bị trĩ mà uống Thu*c lâu rồi không đỡ. Vậy có cách nào giúp em điều trị trĩ mà không cần phẫu thuật không? Em rất mong nhận câu trả lời của Mangyte! (Thúy Hạnh – Bình Dương)
  • Sỏi thận có nhiều loại, hay gặp nhất là sỏi canxi (80 - 90%), gồm canxi oxalat, canxi phosphat và canxi oxalat phosphat. Ngoài ra, những loại ít gặp hơn là sỏi acid uric, sỏi cystin. Vì đa số sỏi thận là sỏi canxi nên nhiều người nghĩ rằng kiêng ăn hoàn toàn canxi để tránh bị sỏi thận. Thật sự không phải vậy.
  • Thực tế có không ít trường hợp bị đột quỵ, ch*t trên bàn game vì chơi quá nhiều. Điều đáng quan tâm là hiện nay số ca bệnh liên quan tới nghiện game ngày một tăng và trẻ hóa.
  • Rau ngổ hay còn gọi là rau om, tên khoa học là Limmophila chinensis thuộc họ Scrophulariaceae. Rau thường mọc nhiều ở ao, rạch, mương và thường được trồng làm gia vị, nêm trong món canh chua, lẩu chua, giả cầy, phở, lươn um...
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY