Khoa học hôm nay

Con chim nhỏ, mềm sao gây thương tích cho máy bay?

MangYTe - Trên thế giới từng xảy ra nhiều vụ T*i n*n do máy bay va phải chim làm ch*t nhiều người. Không ít người thắc mắc con chim nhỏ vậy sao lại 'hạ gục' hoặc gây thương tích cho máy bay to hơn, cứng hơn?

Con chim nhỏ, mềm sao gây ‘thương tích’ cho máy bay? - Ảnh 1.

Máy bay airbus a321 của vietnam airlines bị móp mũi, hỏng radar thời tiết khi va chạm với chim ở vận tốc hơn 400km/h trong lúc chuẩn bị hạ cánh xuống sân bay nội bài ngày 8-9-2019 - ảnh: ctv

"chúng ta chạy xe máy với tốc độ 40 - 50km/h va phải hạt nước mưa cũng thấy đau nhói, vướng phải dây thả diều, dây điện rà xuống đường cũng có thể bị cứa cổ chấn thương. nói vậy để dễ hình dung vì sao máy bay đang bay tốc độ cao va phải chú chim nhỏ và mềm hơn thì cũng bị hỏng, bị T*i n*n" - ông phan xuân đức, cơ trưởng máy bay boeing 787, đưa ra ví dụ so sánh.

Đe dọa máy bay dân dụng lẫn tiêm kích

Từng có hơn 30 năm lái nhiều loại máy bay, từng là phó tổng giám đốc phụ trách khai thác của vietnam airlines, đảm nhiệm lái nhiều chuyến bay chuyên cơ đi quốc tế, ông đức cho biết các vụ máy bay va chạm với chim thường xảy ra ở độ cao 1km trở xuống.

Chim càng to thì hậu quả va chạm càng nặng, bởi tốc độ của máy bay lớn hơn rất nhiều so với tốc độ của chim nên khi va đập, sự chênh lệch tốc độ này gây ra lực va chạm rất mạnh.

"Lực va chạm giữa 2 vật ở trạng thái chuyển động mạnh hơn rất nhiều lần so với trạng thái tĩnh. Ô tô va chạm ở mặt đất thì xe bé bị nặng hơn xe to vì tốc độ dưới đất tối đa cũng chỉ 120 km/h.

Còn máy bay bay với tốc độ 900 - 1.000km/h dù va chạm với chim mềm, nhỏ hơn máy bay nhiều lần nhưng hậu quả rất lớn vì cú va đập ở tốc độ rất cao. như người tắm mưa thấy mưa to thì thích, nhưng đi xe máy nhanh dính hạt mưa to lại đau rát" - ông đức giải thích.

Theo ông đức, hậu quả các vụ chim va máy bay dẫn đến T*i n*n ch*t người trên thế giới đã xảy ra từ nhiều năm, kể cả với máy bay tiêm kích lẫn máy bay dân dụng.

Các vụ máy bay va chạm với chim rất nguy hiểm nếu vị trí va chạm xảy ra ở động cơ. nếu chim to sẽ làm hỏng động cơ ngay, còn chim nhỏ nếu nhiều con cũng làm hỏng động cơ.

"ngày 15-8-2019, máy bay airbus a321 của hãng ural airlines chở theo 226 hành khách và 7 thành viên phi hành đoàn phải hạ cánh bằng bụng xuống ruộng ngô (bắp) ở matxcơva (nga) sau khi va phải đàn chim làm hỏng động cơ.

Năm 2009, máy bay airbus a320 của hãng us airways chở 155 người hút phải đàn chim sau khi cất cánh làm hỏng cả hai động cơ, phải hạ cánh xuống sông hudson ở new york. toàn bộ người trên hai chuyến bay đó đều sống là điều thần kỳ, phi công xử lý quá giỏi.

Khi máy bay đã ch*t cả 2 động cơ thì thường 99% cầm chắc cái ch*t" - ông đức dẫn chứng những trường hợp may mắn khi máy bay hỏng động cơ do chim trời.

Cơ trưởng phan xuân đức cho biết nếu chim va chạm vào những phần khác của máy bay, dù chim mềm hơn vỏ máy bay bằng nhôm hay composite vẫn gây "thương tích" cho máy bay vì lực va chạm rất mạnh.

Kính buồng lái là loại không vỡ được, nhưng bị chim va sẽ rạn nứt, phi công khó nhìn để hạ cánh. chóp mũi máy bay làm bằng vật liệu nhẹ, xốp để chứa radar thời tiết bên trong cũng bị rách, móp khi va chạm với chim. nặng hơn thì hỏng cả radar thời tiết bên trong.

Con chim nhỏ, mềm sao gây ‘thương tích’ cho máy bay? - Ảnh 2.

Máy bay Airbus A320 của Vietjet được phát hiện móp mũi do va phải chim, sau chuyến bay từ Buôn Ma Thuột đến Nội Bài ngày 30-9-2015 - Ảnh mạng xã hội

Theo ông Đức, nếu chim va vào bộ phận nào có cảm biến như radar thời tiết, động cơ, kính buồng lái thì phi công sẽ dễ phát hiện ngay lập tức. Chim nhỏ bị hút vào động cơ chưa làm hỏng hẳn động cơ phi công cũng dễ biết vì động cơ luôn quay tròn rất cân bằng, khi có dị vật vào dù chưa hỏng cũng gây rú, giật cục.

Nhưng với các vụ va chạm với chim nhỏ vào vỏ máy bay, các bộ phận khác không có cảm biến thì phi công khó biết. điều này lý giải vì sao kiểm tra máy bay vừa hạ cánh an toàn, thợ máy vẫn thấy vết máu, lông chim dính vào vỏ máy bay hoặc những vết lõm nhỏ.

Khi máy bay tiếp cận hạ cánh thì tốc độ khoảng 300km/h, nên va phải chim lúc này hậu quả thường không nặng như va chạm với chim khi bay với tốc độ cao hơn.

Làm sao giảm nguy cơ đụng chim?

Do tính chất nguy hiểm khi máy bay va chạm với chim, nên ngành hàng không đưa ra quy trình phi công phải kiểm tra kỹ máy bay khi tiếp nhận, xem có dấu vết va đập hay không. khi máy bay hạ cánh, thợ máy phải kiểm tra 1 vòng xem có dấu vết va đập hay không để xử lý. khi thấy vết va chạm nhẹ, thợ máy cũng phải kiểm tra máy bay đủ điều kiện an toàn mới được bay tiếp.

Khi phát hiện máy bay va phải chim, phi công phải báo cáo. báo cáo chim va đập là 1 trong 10 báo cáo bắt buộc mà tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (icao) yêu cầu phải làm ngoài các báo cáo an ninh, an toàn khác. nếu biết chim vào động cơ, làm kính buồng lái bị rạn, radar thời tiết bị hỏng thì phải quay lại sân bay xuất phát hoặc hạ xuống sân bay gần nhất.

Với kinh nghiệm thực tế hàng chục năm lái máy bay, ông Đức cho biết khu vực sân bay Nội Bài thường có nhiều chim to. Sân bay Tân Sơn Nhất và các nơi khác thường có chim nhỏ.

"Phong trào nuôi chim yến ở các tỉnh phía Nam rất nhiều, nên khi bay ở các sân bay phía Nam thường thấy chim yến vụt qua mặt liên tục rất đáng sợ. Chim to cần một con là phá hỏng động cơ, còn chim nhỏ thì nhiều con chui vào cũng hỏng động cơ" - ông Đức nhận định.

Theo ông Đức, các sân bay lớn trên thế giới thường có máy đuổi chim, nhưng ở Việt Nam nhiều lần đưa ra ý tưởng mà chưa thực hiện. Tuy nhiên, máy đuổi chim cũng chỉ có hiệu quả ở khu vực trong sân bay. Còn ở Tân Sơn Nhất, chim thường hoạt động ở vùng tiếp cận sân bay, chứ không phải trong sân bay nên có máy đuổi chim cũng không kiểm soát được khu vực tiếp cận hạ cánh.

Với trường hợp máy bay airbus a321 được phát hiện va chạm với chim ngày 21-4 làm vỡ ống thủy lực phanh, cơ trưởng phan xuân đức cho biết nếu sự cố đến mức bị dầu chảy, mất hiệu lực phanh thì phi công sẽ dùng hệ thống phanh khẩn cấp.

"máy bay hạ xuống, xả đà đến tốc độ mấy chục km/h thì phi công phanh khẩn cấp để máy bay dừng khựng luôn trên đường băng. nếu phi công không khống chế được tốc độ tối ưu vào lúc này, mà vội vàng phanh khẩn cấp thì có nguy cơ chổng ngược máy bay, trượt ra ngoài đường băng" - ông đức giải thích.

TUẤN PHÙNG

Mạng Y Tế
Nguồn: Tuổi trẻ (https://tuoitre.vn/con-chim-nho-mem-sao-gay-thuong-tich-cho-may-bay-20210422181717597.htm)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY