Mới đây, Bệnh viện Từ Dũ đã cấp cứu thành công một bé sinh non trên máy bay bay từ Philippines đến Dubai khi bà mẹ 32 tuổi, người Philippines mới mang thai ở tháng thứ 7.
(SKDS) - Mới đây, Bệnh viện Từ Dũ đã cấp cứu thành công một bé sinh non trên máy bay bay từ Philippines đến Dubai khi bà mẹ 32 tuổi, người Philippines mới mang thai ở tháng thứ 7. Trong quá trình mang thai, phụ nữ vẫn phải đi lại vì công việc làm ăn, công tác, du lịch… Vậy thai phụ có thể
đi máy bay không? Điều kiện để thai phụ
đi máy bay an toàn là gì? Bài viết sau đây sẽ giúp bạn đọc trả lời câu hỏi đó.
Hiểu biết cần thiết khi thai phụ
đi máy bay
Theo các nhà chuyên môn, thai phụ có thể
đi máy bay an toàn nhất trong giai đoạn mang thai từ 18 - 24 tuần. Khi thai đã trên 36 tuần sẽ có nhiều nguy cơ sinh trên máy bay. Đối với thai phụ mang đa thai như sinh đôi, sinh ba..., bị đái tháo đường, tăng huyết áp thì không nên
đi máy bay cho đến khi bệnh ổn định. Nếu cần thiết phải
đi máy bay, cần có sự đồng ý của bác sĩ chuyên khoa.
Các máy kiểm tra hành lý xách tay và hành khách ở sân bay thường không ảnh hưởng đến thai phụ và thai nhi. Các loại máy này không dùng tia Xquang mà dùng điện từ, không có phóng xạ nên an toàn cho cả mẹ và con. Riêng hành lý gửi theo máy bay tuy đều được kiểm tra bằng máy chiếu tia Xquang nhưng ở nơi khác, không ảnh hưởng đến hành khách.
Khi máy bay thay đổi độ cao, tình trạng giảm áp suất không khí trong khoang máy bay cũng ít ảnh hưởng tới thai nhi và thai phụ. Do áp suất trong máy bay thấp hơn bên ngoài, lượng ôxy trong máu hành khách hơi thấp, vì vậy nhịp tim cũng như huyết áp sẽ hơi tăng để cơ thể có thêm dưỡng khí. Vì vậy, nếu thai phụ bị bệnh thiếu máu, bệnh hồng cầu hình liềm, tiền sử máu cục hoặc nhau thai yếu thì cả mẹ và thai đều có rủi ro về sức khỏe.
Về S*nh l* thai nghén, thai phụ mang thai từ 30 - 32 tuần tuổi trở lên đã có thể trở dạ bất cứ lúc nào nên không nên
đi máy bay. Đối với trường hợp thai nhỏ tuổi hơn nhưng khi lên máy bay do thay đổi áp suất vẫn có thể gây cơn co tử cung khiến thai phụ chuyển dạ đẻ non.
Bay ở độ cao trên 10.000km có bị ảnh hưởng của phóng xạ vũ trụ hay không? Câu trả lời là không, vì mức độ phóng xạ rất thấp nên chưa ảnh hưởng tới thai nhi. Nhưng do thai nhi rất nhạy cảm với phóng xạ nên nếu mẹ bay nhiều có thể ảnh hưởng đến con. Do đó, các nhà chuyên môn khuyên thai phụ không nên bay quá 200 giờ trong suốt thai kỳ.
Việc thai phụ nên làm khi
đi máy bay
Thai phụ nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa sản đã khám và theo dõi cho mình, đồng thời khi mua vé cũng cho hãng hàng không biết là mình có thai, ở tháng thứ mấy để họ quyết định có đi được hay không.
Mua vé nên chọn chỗ ngồi phía giữa khoang máy gần cánh máy bay để giảm thiểu dao động rung lắc khi máy bay vào vùng nhiễu loạn áp suất, khi máy bay va vào mây. Nên chọn ghế ngồi cạnh lối đi để dễ dàng đứng lên đi lại hoặc tới phòng vệ sinh, vị trí này cũng có khoảng trống để cử động cơ thể, chân tay. Trong khi bay, thỉnh thoảng nên đứng dậy, đi lại trong máy bay để xương khớp, cơ bắp vận động tránh đau nhức.
Khi ngồi, nên thường xuyên co duỗi bàn chân cổ chân, co duỗi tay để khí huyết lưu thông. Luôn luôn cài dây an toàn khi ngồi, nên đặt dây an toàn phía bụng dưới, ngang hông để dây khỏi ép vào thai nhi. Thường xuyên uống nước để tránh thiếu nước vì không khí trong máy bay khô, cơ thể dễ mất nước qua hơi thở. Trước và trong khi bay, không nên uống cà phê, nước trà vì gây lợi tiểu, khiến thai phụ phải đi tiểu nhiều, bị mất nước. Nên tránh các loại thức ăn lợi tiểu như bắp cải hoặc nước giải khát có gas... để tránh tình trạng gas dãn nở khi bay lên độ cao, gây ra đầy hơi, khó chịu.
Nên mặc quần áo rộng thoải mái, ít cúc, để thuận lợi khi đi vệ sinh. Nên mặc nhiều lớp quần áo để thích nghi với nhiệt độ thay đổi bất thường trong khi bay. Nên đi giày vừa chân hoặc hơi rộng, đi tất dày để khi muốn bỏ giày cho thoáng hơi chân. Nên mang theo hồ sơ y khoa về tình trạng sức khỏe của thai phụ trong thời kỳ thai nghén, kết quả khám thai gần đây nhất, các loại Thu*c đang uống... để giúp bác sĩ thuận tiện trong việc chăm sóc y tế cho thai phụ khi cần thiết.
BS. Ninh Hồng