Khoa học hôm nay

Con người làm ra quần áo cách đây 120.000 năm?

Nghiên cứu mới đã tìm thấy các công cụ bằng xương và dấu vết động vật bị lột da có niên đại ít nhất 120.000 năm trong một hang động ở Marốc, đây có thể là bằng chứng sớm nhất về việc con người làm ra quần áo.

Các phát hiện này củng cố quan điểm con người thời kỳ đầu ở châu phi rất sáng tạo và tháo vát - tiến sĩ emily hallett tại viện max planck về khoa học lịch sử nhân loại, đức, tác giả chính của nghiên cứu, cho biết.

Mặc dù da và lông thú không thể tồn tại trong trầm tích hàng trăm nghìn năm, nhưng các nghiên cứu trước đây xem xét dna của chấy trên quần áo chỉ ra quần áo có thể đã xuất hiện sớm nhất từ ​​170.000 năm trước và được mặc bởi người hiện đại ở châu phi. nghiên cứu mới của nhóm hallett củng cố thêm bằng chứng cho thấy con người thời kỳ đầu có thể đã biết chế tạo và sử dụng quần áo.

Viết trên tạp chí i science, hallett và các đồng nghiệp báo cáo cách họ phân tích xương động vật tìm được trong các đợt khai quậtkéo dài vài thập kỷ tại hang contrebandiers trên bờ biển đại tây dương của marốc. hang này là nơi chứa những gì còn sót lại của con người thời kỳ đầu.

Hang động contrebandiers trên bờ biển đại tây dương của marốc, nơi tìm thấy các công cụ thuộc da và xương động vật.

Hallett cho biết cô bắt đầu nghiên cứu xương động vật vào năm 2012 vì muốn tái tạo chế độ ăn uống của con người thời kỳ đầu và tìm hiểu xem liệu có bất kỳ thay đổi nào về chế độ ăn uống liên quan đến những thay đổi về công cụ đá hay không. hallett và các đồng nghiệp đã tìm thấy 62 chiếc xương từ các lớp có niên đại từ 120.000 đến 90.000 năm trước có dấu hiệu đã bị biến thành công cụ. vẫn chưa rõ mục đích của nhiều công cụ trong số này, nhưng có các vật thể đầu tròn gần giống như một chiếc thìa được tạo hình từ xương sườn.

Nhóm nghiên cứu viết: “các công cụ có hình dạng gần như chiếc thìa là công cụ lý tưởng để nạo và loại bỏ các mô khỏi da trong quá trình thuộc da và xử lý lông, vì chúng không đâm thủng hoặc làm rách da." xương cáo, chó rừng lông vàng và mèo rừng trong khu vực khảo cổ là các manh mối tiếp theo: trên đó có những vết do lột da và lông.

Hallett nói rằng có thể các công cụ bằng xương đã được sử dụng để thuộc da cho các mục đích sử dụng khác nữa, nhưng tổng hợp các bằng chứng cho thấy có khả năng con người ban đầu đã tạo ra quần áo từ da và lông thú. hallett tin rằng người neanderthal châu âu và các họ hàng khác đã làm quần áo từ da động vật từ sớm hơn 120.000 năm trước - đặc biệt là khi họ sống trong môi trường ôn đới và lạnh giá. “quần áo và các bộ công cụ cải tiến của con người ban đầu có thể là một yếu tố dẫn đến khả năng thích ứng của con người trên toàn cầu và ở các vùng khí hậu khắc nghiệt," hallett nói.

Ngoài ra, một bí ẩn khác là quần áo của con người ban đầu trông như thế nào, và liệu chúng được sử dụng để bảo vệ cơ thể hay cho các mục đích biểu tượng.

Tiến sĩ matt pope, chuyên gia về người neanderthal tại viện khảo cổ học thuộc university college london, người không tham gia vào nghiên cứu, thì cho rằng quần áo gần như chắc chắn có nguồn gốc sớm hơn cả 120.000 năm trước. pope chỉ ra các bằng chứng khác về những chiếc nạo bằng đá có niên đại sớm hơn nữa.

Tuy nhiên, pope nói thêm, nghiên cứu mới cho thấy người homo sapiens ở hang contrabandiers, giống với người neanderthal từ các địa điểm như abri peyrony và pech-de-l'azé ở pháp, đã chế tạo các công cụ chuyên dụng để biến da sống của động vật thành da mịn, dẻo dai - vật liệu này cũng có thể hữu ích trong việc củng cố nơi trú ẩn, chẳng hạn như chắn gió. “những công cụ này từ hang contrebandiers giúp chúng ta hiểu thêm về nguồn gốc của công cụ này và sự hiện diện của nó ở các quần thể người sơ khai khác nhau,” pope nói.

Theo Hoàng Nam/Khoa học & Phát triển

Link bài gốc Lấy link

https://khoahocphattrien.vn/kham-pha/con-nguoi-lam-ra-quan-ao-cach-day-120000-nam/20210917023050645p1c879.htm?fbclid=IwAR3HkZ2SU4BY1KiQDL-9ffcsK2MFHS5uXp5nfEeLXFA_gQLTQ2JTwbUqYKQ

Theo Hoàng Nam/Khoa học & Phát triển

Mạng Y Tế
Nguồn: Doanh nghiệp VN (https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/con-nguoi-lam-ra-quan-ao-cach-day-120-000-nam/20211014104724383)

Tin cùng nội dung

  • Mùa tựu trường lại đến. Những tấm áo trắng tinh khôi lại nô nức kéo về Hà Nội rực cháy niềm đam mê cho khát vọng tương lai. Biết bao nhiêu ước mơ tươi đẹp lại được chắp cánh và thắp lên niềm hy vọng.
  • Các chuyên gia tâm lý nước Anh đã nghiên cứu trên 150 ca Ch?t lâm sàng. Kết quả cho thấy, tất cả các đối tượng tham gia, dù ở độ tuổi khác nhau nhưng đều chung những cảm giác tương tự.
  • Hiện nay trong mọi tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ Việt Nam đang dấy lên phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
  • Thoái hóa xương khớp nói chung cũng như thoái hóa cột sống (hay gặp là đốt sống lưng và đốt sống cổ) là bệnh thường gặp.
  • Mặc dù đã có rất nhiều lời cảnh báo từ các cơ quan chức năng cũng như các chuyên gia dinh dưỡng về hậu quả của việc sử dụng các thực phẩm nội tạng không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
  • Bệnh nhân nữ 28 tuổi, chưa có gia đình, chưa quan hệ T*nh d*c nhưng vẫn bị mắc bệnh sùi mào gà. Qua trao đổi, bệnh nhân cho biết, sở thích của mình là sử dụng đồ si đa.
  • Tôi có thói quen thích ăn lòng lợn nhưng vừa rồi đi xét nghiệm máu, kết quả cho thấy tôi bị mỡ máu cao (dù không bị béo lắm).
  • Sử dụng các tuyến nội tiết của động vật như trâu, bò, dê, chó, lợn... để chữa các chứng bệnh có liên quan đến các vấn đề rối loạn nội tiết của cơ thể con người là một liệu pháp khá độc đáo của y học cổ truyền. Các tuyến nội tiết được người xưa chú ý đến là tinh hoàn, tụy, giáp trạng, thượng thận..., trong đó tinh hoàn và tụy là thông dụng hơn cả.
  • Nếu bạn hoặc con của bạn bị động vật cắn, hãy làm theo những hướng dẫn sau: Đối với vết thương nhẹ, nông, bạn hãy rửa sạch vết thương bằng xà phòng và nước.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY