Kinh tế xã hội hôm nay

Còn tình yêu ở lại tri ân cố GS.TSKH Nguyễn Tài Thu và người thầy Thuốc Việt Nam

(Tổ Quốc) - Chương trình Còn tình yêu ở lại do Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày thầy Thuốc Việt Nam (27/2/1955-27/2/2021), thay lời tri ân gửi tới các giáo sư, bác sĩ và nhân viên y tế, cũng như tôn vinh những cống hiến của họ đối với nền Y học Việt Nam.

Chiếc áo blouse trắng đã trở thành hình tượng cao đẹp khi chúng ta nghĩ về những người bác sỹ và các nhân viên y tế. Cao hơn cả các kiến thức học thuật, vượt qua những hỉ nộ ái ố của cuộc sống đời thường, nhiều người trong số họ còn là tấm gương về sự hy sinh lặng thầm và bền bỉ, là minh chứng của của sự xả thân và tình yêu thương, vượt qua mọi lực cản để cứu chữa bệnh nhân, mang đến sự sống và chất lượng sống cho những người tưởng chừng như đã tuyệt vọng vì bệnh tật…

Cố GS.TSKH Nguyễn Tài Thu và các chuyên gia quốc tế

Đó cũng chính là những điều sẽ được tái hiện trong chương trình truyền hình trực tiếp "còn tình yêu ở lại" do đài truyền hình việt nam thực hiện nhân dịp kỷ niệm 66 năm ngày thầy Thuốc việt nam (27/2/1955-27/2/2021), thay lời tri ân gửi tới các giáo sư, bác sĩ và nhân viên y tế, cũng như tôn vinh những cống hiến của họ đối với nền y học việt nam.

Với ý tưởng "Còn tình yêu ở lại" như một lời hát ngân nga lắng đọng, qua các hình ảnh chân thực, các câu chuyện xúc động, chương trình đóng góp thêm một góc nhìn cận cảnh về ngành Y tế, cũng như những con người đã và đang cống hiến; những người chấp nhận hy sinh hạnh phúc gia đình, quyền lợi cá nhân và thậm chí là cả tính mạng của mình vì sức khỏe của đồng bào. Đồng thời, đây cũng là dịp để chúng ta nhìn lại những thành tựu, nỗ lực không ngừng nghỉ của ngành y học nước nhà trong suốt những thập kỉ qua.

Đặc biệt, câu chuyện về cuộc đời của cố GS.TSKH Nguyễn Tài Thu sẽ mang đến cho khán giả một góc nhìn chân thực mà vô cùng xúc động về y đức và tình yêu thương của những người làm nghề y. Cuộc đời của vị thầy Thuốc đáng kính ấy hiện hữu qua từng vật dụng cá nhân giản dị như ly cà phê, giá sách… hay một thói quen hàng ngày. Tất cả tinh hoa sự nghiệp của ông, có lẽ được gói gọn trong hai chữ "Nhân ái" - Hạ châm xuống là gieo mầm yêu thương, tín nhiệm; nhấc châm lên là đuổi bệnh, xua đau… Đọc nhiều, thực hành nhiều cũng chỉ vì một tâm nguyện giản dị: Bệnh nhân bớt đau, bệnh tình chóng khỏi. Suốt một đời miệt mài với những chiếc kim châm, những đường kinh mạch để giải phóng các bệnh nhân khỏi nỗi đau, nỗi sợ, sự tuyệt vọng…, cho đến cả khi sức khỏe sút giảm, ông vẫn tiếp tục bồi dưỡng các học trò để nối dài mạch nguồn cho ngành Châm cứu Việt Nam.

Từ câu chuyện GS.TSKH Nguyễn Tài Thu - một đời thầy Thuốc thương người, mạch chương trình mở ra với lời chia sẻ của GS.TS Tạ Thành Văn, Chủ tịch Hội đồng trường ĐH Y Hà Nội: "Sự nghiệp của ngành y chính là sự nghiệp của lòng nhân ái". Dù điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu thốn, dù nhân lực còn hạn chế, nhưng hành trình đầy thách thức mà ngành y học Việt Nam đã trải qua cùng những thành tựu đạt được chính là một phần "quả ngọt" của tinh thần lấy Nhân ái làm đầu đó.

"Còn tình yêu ở lại" có sự góp mặt của các vị khách mời: PGS. TS Trần Văn Thanh – Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương, TS.BS Thầy Thuốc ưu tú Trần Phương Đông – Phó Giám đốc Bệnh viện Châm cứu Trung ương, GS.TS Tạ Thành Văn, nhà văn Diệu Ân, nhà báo Đinh Đức Hoàng… Chương trình được truyền hình trực tiếp lúc 21h00 thứ sáu ngày 26/2/2021 trên kênh VTV2 - Đài Truyền hình Việt Nam.

Hồng Hà

Mạng Y Tế
Nguồn: Tổ quốc (http://toquoc.vn/con-tinh-yeu-o-lai-tri-an-co-gstskh-nguyen-tai-thu-va-nguoi-thay-thuoc-viet-nam-20210225155255791.htm)

Tin cùng nội dung

  • Khi kê đơn Thuốc từ hai loại trở lên, người thầy Thuốc phải cân nhắc đến sự tương tác giữa các Thuốc, làm sao phải có lợi, nếu không thì hại chỉ nhỏ và ít nhất.
  • Trong các cơ sở khám chữa bệnh, việc sử dụng kháng sinh vẫn còn bị lạm dụng hoặc dùng chưa hợp lý,
  • Vụ tấn công nhân viên y tế tại bệnh viện Bạch Mai vừa qua hoàn toàn không có gì có thể biện bạch được.
  • Năm qua là một năm sóng gió đối với ngành y tế khiến những nhân viên y tế đàng hoàng, làm việc cật lực phải dừng tay lại ngơ ngác, hỏi chuyện gì đang xảy ra? Tôi là ai? Và tôi phải làm gì?
  • Khi xảy ra sự cố, nhân viên y tế thấy mình cô đơn lạc lõng ở cái cõi đời ô trọc này, giữa một bên là bệnh nhân và người nhà bệnh nhân đòi một khoản tiền lớn, thật sự lớn lắm so với đồng lương còm cỏi của mình; còn một bên là lãnh đạo của mình muốn mọi chuyện nhanh chóng êm xuôi thúc ép mình b
  • Bạo hành với nhân viên y tế đang gia tăng ở tất cả các quốc gia trên thế giới. Bạo hành với nhân viên y tế thường do nghiện M* t*y, thiếu hiểu biết, thiếu khoan dung và thiếu sự tôn trọng...
  • Tôi được biết ông kể từ khi về Bệnh viện TW Quân đội 108 công tác năm 1985. Không được học chuyên môn của ông ngày nào, nhưng bằng cả tấm lòng, tôi xin được viết về ông như một người thầy – người đặt nền móng cho chuyên ngành vi phẫu thuật tạo hình Việt Nam.
  • Và sau 1 năm điều trị, hôm nay tôi cầm bút viết bài viết này từ cảm nhận của một bệnh nhân xin được nói lời cảm ơn đến những người thầy Thuốc có tâm trong sáng và làm việc thiết thực đem lại niềm hy vọng sống cho người bệnh.
  • Một chiều cuối xuân, chúng tôi có dịp ghé thăm nhà chị Nguyễn Thị Hoa ở xóm Cộng Hòa, xã Duy Nhất, huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình – người phụ nữ được các bác sĩ Bệnh viện Phụ sản Thái Bình và Khoa Sản Trường đại học Y Thái Bình cứu sống
  • Đã hơn 30 năm làm việc trong ngành y, nhớ lại những ngày mới ra trường với bao bỡ ngỡ, bao khó khăn trong nghề.
Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY