Kinh tế xã hội hôm nay

Cộng đồng người Việt sẵn sàng kết nối doanh nghiệp chinh phục thị trường Ấn Độ và Nepal

(MangYTe) Ngày 20/5, Thương vụ Đại sứ quán Việt Nam tại Ấn Độ đã phối hợp với Cục Xúc tiến thương mại (XTTM), Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal và Phòng Thương mại và Công nghiệp các Nhà nhập khẩu Ấn Độ tại Việt Nam tổ chức Hội thảo trực tuyến “Xúc tiến thương mại thông qua Cộng đồng người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal”.

Hội thảo đã thu hút sự tham gia của gần 150 đại biểu là đại diện các hiệp hội, Sở Công Thương, trong nước, Việt Nam đang kinh doanh tại thị trường Ấn Độ và Nepal trong những lĩnh vực nông, lâm, thủy sản, thực phẩm chế biến, may mặc, thủ công mỹ nghệ, y tế, thiết bị điện tử và dịch vụ logistics...

Phát biểu khai mạc, ông Lê Hoàng Tài, Phó Cục trưởng Cục XTTM nhấn mạnh, Ấn Độ và Nepal với dung lượng lớn gần 1,4 tỷ dân nhưng giá trị và số lượng hàng hóa Việt Nam thâm nhập vào này còn hạn chế.

Do đó, mục đích của Hội thảo là "hỗ trợ chúng ta thực hiện đa dạng hóa thị trường, giảm dần sự lệ thuộc vào một số thị trường nhất định, tìm ra những thời cơ mới trong các mối nguy phát sinh từ dịch Covid 19".

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, 4 tháng đầu năm 2020, tổng kim ngạch thương mại Việt Nam-Ấn Độ đạt 2,847 tỷ USD, trong đó kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Ấn Độ đạt 1,569 tỷ USD, nhập khẩu đạt 1,248 tỷ USD. Như vậy 4 tháng đầu năm nay, Việt Nam xuất siêu sang Ấn Độ 321 triệu USD.

Ông Bùi Trung Thướng, Phụ trách Thương vụ Việt Nam tại Ấn Độ cho biết, Ấn Độ và Nepal là hai thị trường còn nhiều tiềm năng để các Việt Nam có thể đẩy mạnh xuất nhập khẩu và đầu tư, một số ngành hàng có nhiều triển vọng như nông sản, thực phẩm chế biến, dệt may, da giày, thủ công mỹ nghệ, hóa chất, năng lượng…

Thương mại Việt Nam-Ấn Độ đã tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn từ năm 2016 đến 2019, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đã tăng 2,06 lần từ 5,43 tỷ USD lên 11,21 tỷ USD; xuất khẩu tăng 2,5 lần từ 2,69 tỷ USD lên 6,67 tỷ USD; nhập khẩu tăng 1,65 lần từ 2,75 tỷ USD lên 4,54 tỷ USD. Việt Nam đã chuyển từ nước nhập siêu với giá trị lớn sang xuất siêu 2,1 tỷ USD năm 2019 sang Ấn Độ. Mặc dù vậy, các con số tăng trưởng này còn thấp so với kỳ vọng của các cơ quan quản lý và Việt Nam.

Bà Nguyễn Huỳnh Khánh Linh, Phó Chủ tịch Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal giới thiệu về thủ tục thành lập đại diện kinh doanh tại Ấn Độ như văn phòng đại diện, công ty TNHH, đồng thời phân tích sự khác biệt giữa mô hình của Việt Nam và Ấn Độ để các chủ động lựa chọn cách kinh doanh với thị trường này.

Với thị trường Nepal, bà Võ Thị Kim Cương, Ủy Ban chấp hành, Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal cho biết, thị trường Nepal có tiềm năng mới với những mặt hàng thuộc thế mạnh xuất khẩu của Việt Nam như may mặc, nông sản, thủy điện, thiết bị y tế… Hiện, Nepal chủ yếu vẫn nhập khẩu những mặt hàng này của Trung Quốc và Thái Lan. Do đó, các Việt Nam cần tìm hiểu để khai phá thị trường này.

Bà Võ Thị Kim Cương khẳng định, Hội người Việt Nam tại Ấn Độ và Nepal sẵn sàng kết nối và giúp đỡ các Việt Nam tìm hiểu, khai thác hai thị trường tiềm năng này.

Theo Hòa thượng Thích Huyền Diệu, với kinh nghiệm gần 50 năm sống và làm việc tại Ấn Độ và Nepal, Việt Nam khi hợp tác thương mại và đầu tư với Ấn Độ cần học hỏi, tìm hiểu kỹ văn hóa, tôn giáo của đất nước này.

Mạng Y Tế
Nguồn: Báo quốc tế (https://baoquocte.vn/cong-dong-nguoi-viet-san-sang-ket-noi-doanh-nghiep-chinh-phuc-thi-truong-an-do-va-nepal-116014.html)

Tin cùng nội dung

Tải ứng dụng Mạng Y Tế trên CH PLAY