Công nghệ lăn kim - tế bào gốc trong điều trị da liễu thẩm mỹ đang được ứng dụng rộng rãi trên thế giới. Tại Việt Nam, công nghệ này đang khá hot và hứa hẹn sẽ phát triển trong tương lai. Các trung tâm lớn đang ứng dụng công nghệ này gồm viện da liễu trung ương, viện bỏng quốc gia, trung tâm FNC..
Công nghệ lăn kim- tế bào gốc điều trị hiệu quả các vấn đề sẹo lõm, các nếp nhăn nhỏ và các rối loạn sắc tố sau viêm hoặc sau chấn thương, hoặc nám má. Riêng về điều trị sẹo lõm, đây là công nghệ tốt nhất và hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay.
Tế bào gốc là tế bào nguyên thủy. Nó có khả năng biệt hóa thành các loại tế bào khác nhau để tạo thành các cơ quan khác nhau của cơ thể. Ví dụ nó có thể biệt hóa thành các tế bào mắt để tạo thành mắt, hoặc biệt hóa tạo thành các tế cơ, hoặc biệt hóa thành tế bào máu, biệt hóa thành các tế bào da… Các tế bào gốc sẽ điều chỉnh các quá trình S*nh l* bình thường trong cơ thể.
Công nghệ này dựa dựa trên khả năng tự lành vết thương của da khi nó bị tổn thương. Giống như khi cắt vào tay, da sẽ tự liền lại và có thể tạo sẹo. Bác sĩ lăn kim lăn trên da mặt, quá trình này tạo ra các tổn thương nhỏ, sẽ kích thích quá trình liền vết thương tạo ra làn da mới.
3. Quy trình thực hiện công nghệ lăn kim - tế bào gốc: sau khi xịt tê ( hoặc bôi kem gây tê), bác sĩ lăn con lăn trên da mặt bạn. Con lăn có rất nhiều kim nhỏ ở bề mặt, các kim này sẽ tác động vào da tạo ra các lỗ thông từ bên ngoài vào trong trung bì của da ( không gây đau, vì da bạn được gây tê và lỗ kim rất nhỏ). Sau đó tế bào gốc sẽ được bôi lên bề mặt da đã được lăn. Tiếp đến bác sĩ sẽ dùng tay xoa nhẹ hoặc dùng máy siêu âm đẩy sâu các tế bào gốc vào trong da qua các lỗ thông. Bạn nên biết quá trình lăn kim chính là quá trình gây tổn thương da, sẽ kích hoạt quá trình liền vết thương để làm mới da. Các tế bào gốc được đưa vào trong da sẽ biệt hóa thành các tế bào da khác nhau và điều chỉnh quá trình liền vết thương. Da sẽ được tái tạo mới, được làm đầy và đẹp hơn. Lăn kim xong mặt bạn sẽ bi đỏ trong khoảng 2 - 4 tiếng sau đó. Sau khi lăn kim ở bệnh viện, bạn mua một hộp tế bào gốc (14 tuýp) về nhà tự bôi hàng ngày. Khoảng 5 - 7 ngày bạn lại đến bệnh viện để bác sĩ lăn kim. Bạn chú ý nên dùng kem chống nắng hàng ngày trong thời gian điều trị.
4. Nhược điểm của kỹ thuật này: Sau khi lăn kim xong, da mặt bạn sẽ bị đỏ trong vòng 2 - 4 tiếng, nên nếu bạn phải đi làm ngay sau đó thì sẽ bất tiện
Bạn nên lăn kim 1 lần/ tuần, kết hợp bôi sản phẩm tế bào gốc hàng ngày, duy trì trong 2 - 3 tháng để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Các quảng cáo về công nghệ lăn kim tế bào gốc vô cùng hấp dẫn, khẳng định sẽ giải quyết được một số vấn đề về da: da sần sùi, lão hóa, lỗ chân lông to, da nhăn, chảy sệ, sẹo lõm, mụn đầu đen... Vì vậy, không ít người tìm đến phương pháp này để “một bước” có làn da mịn màng tươi trẻ. Song tại thị trường Việt Nam, nơi mà giá kim lăn nào cũng có, kỹ thuật làm đẹp này trở thành mối họa ẩn mình.
Tuy nhiên , từ đầu năm đến nay, khoa Thẩm mỹ - Bệnh viện Da Liễu TP HCM đã tiếp nhận một số bệnh nhân bị nhiễm trùng hoặc phát mụn rộp do nhiễm Herpes, dị ứng, và cả những trường hợp bị đen thâm do lăn kim không đúng cách.
Trên thị trường hiện có nhiều loại hình dịch vụ với nhiều loại kim lăn, giá dao động từ 300.000 đến 700.000 đồng (chủ yếu là kim Trung Quốc). Loại cao cấp nhất có giá đến vài triệu đồng. Sự khác nhau giữa các loại này thể hiện ở chất liệu và lỗ kim. Kim lăn của Đức có đường kính cực nhỏ, nhờ vậy, các vi tổn thương đóng lại trong vòng 15 phút ở lớp biểu bì và vài giờ ở lớp bì. Sau khi làm đẹp, hiện tượng đỏ trên da sẽ giảm nhanh chóng và thường hết trong 24 giờ. Trong khi đó, với loại kim lăn kích cỡ lớn, các tổn thương sẽ lâu lành hơn. Nếu chất lượng kim kém, trục trặc có thể xảy ra. Chưa kể, nhiều cơ sở tái sử dụng kim lăn nhiều lần, điều này dẫn đến nguy cơ viêm nhiễm và nhiễm bệnh lẫn nhau nếu không vô trùng đúng tiêu chuẩn.
Đối với những bệnh nhân do lăn kim không đúng cách, có thể dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da, da trở nên đen sạm, chi phí điều trị có thể lên hơn 50 triệu đồng. “Lăn kim có thể coi là một trong những phương pháp rất ít gây dị ứng, nhưng một số hóa chất bôi sau khi lăn kim như vitamin C, tế bào gốc, collagen, chất giữ ẩm... không rõ nguồn gốc có thể làm cho da của bệnh nhân bị dị ứng, sưng tấy, đỏ rát. Điều trị sau đó cũng không phải việc dễ dàng”, bác sĩ Hà khuyến cáo.
- Kim lăn phải được vô trùng, đặt trong túi vô khuẩn và phải chỉ rõ phương thức vô khuẩn: đây là điều kiện bắt buộc, nếu nghi ngờ hoặc bao đóng gói bị rách không nên sử dụng. Không nên dùng lại kim đã lăn.
- Tốt nhất nên sử dụng kim lăn của nhà sản xuất có chứng chỉ CE với số đăng ký gồm bốn chữ số (tiêu chuẩn của Liên minh châu Âu) hoặc đăng ký với FDA. Nếu nghi ngờ, người tiêu dùng cần yêu cầu cơ sở thẩm mỹ cho xem chứng chỉ đạt được của nhà sản xuất. Đây là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo điều kiện lưu hành.
Chủ đề liên quan:
8 bệnh nhân 8 bệnh nhân khỏi bệnh bệnh nhân Bệnh nhân khỏi bệnh ca mắc ca mắc mới Các biện pháp các cơ chống dịch công nghệ dịch covid dự kiến khỏi bệnh lăn kim mắc mới nâng cấp sở y tế tế bào tế bào gốc thêm ca mắc